“Xin trân trọng thông báo: Nhằm hỗ trợ việc đi lại trong mùa mưa, công ty và Công đoàn (CĐ) sẽ tặng áo mưa cho toàn thể nhân viên”. Thông báo của CĐ Nidec Tosok (KCX Tân Thuận, quận 7, TP HCM) vừa phát ra cũng là lúc công nhân (CN) ở các xưởng vỗ tay, reo hò. Nhiều năm nay, hơn 4.000 CN Nidec Tosok luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc như vậy. Người xây chiếc cầu nối vững chắc gắn kết doanh nghiệp (DN) và CN là ông Hà Công Phát, chủ tịch CĐ công ty.

Cầu Chắc Cà Đao nằm trên quốc lộ 91 từ Long Xuyên về Châu Đốc, An Giang. Ảnh: Vnexpress

Chắc Cà Đao là tên một địa danh thuộc Thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, cách Long Xuyên trong khoảng 10km trở lại.

Về nguồn gốc tên gọi Chắc Cà Đao, theo nhà nghiên cứu Đặng Hoài Dũng - Chủ tịch Hội khoa học lịch sử tỉnh An Giang thì đến nay vẫn chưa có xác cứ nào để khẳng định nguồn gốc tên Chắc Cà Đao. Có chăng chỉ là vài giả thuyết của các bậc tiền bối. Ngay cả hai nhà văn, nhà nghiên cứu Nam Bộ học lừng lẫy là cụ Vương Hồng Sển và Sơn Nam cũng không ăn rơ với nhau về nguồn gốc từ “Chắc Cà Đao”.

Ông Đặng Hoài Dũng cho biết: "Từ Chắc Cà Đao có 2-3 người giải thích khác nhau. Theo quyển Tự vị quốc âm miền Nam của ông Vương Hồng Sển thì giải thích là Chắc Cà Đao là phiên ra từ “chắp kdam” nghĩa là “bắt cua” tức là muốn nói vùng này xưa kia có rất nhiều cua. Còn theo nhà văn Sơn Nam thì giải thích là Chắc Cà Đao phiên ra từ từ tiếng Khmer “prek pedao”. “Prek” là con rạch, “pedao” là một loại mây rừng (có nghĩa là con rạch có cây rừng mọc hai bên)".

Ông Dũng cho biết thêm, trong Tự vị quốc âm miền Nam, cụ Vương Hồng Sển có nhắc đến ý kiến của nhà văn Sơn Nam, nhưng ông vẫn nghiêng giả thuyết của ông Nguyễn Văn Đính. Có lẽ vì ông cho rằng so với từ Chắc Cà Đao thì từ “chắp kdam” đọc nghe gần âm hơn “prek pedao”. Còn theo ông Dũng, ông nghiêng về giả thuyết của nhà văn Sơn Nam bởi nó gần với thực tế địa phương: con rạch Chắc Cà Đao bắt nguồn từ sông Hậu chảy về một vùng đất trù phú trước kia có nhiều dây mây.

Cụ Lê Quang Định trong “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” (năm 1806) có nhắc đến địa danh Chắc Cà Đao là “rạch Chạc Cà Đao ở bên phải (sông Hậu), rạch này rộng 3 tầm, sâu 1 tầm”, hay có đoạn khác nhắc “cù lao Chạc Cà Đao, trên đó là rừng rậm, không có dân cư”. Trong “Địa bộ thôn Bình Hòa Trung” (được lập năm 1836), địa danh Chắc Cà Đao cũng được ghi nhận. Điều này cho thấy bề dày lịch sử của vùng đất gắn liền với tên gọi “Chắc Cà Đao”.

Tài liệu lịch sử ghi lại rằng: Ban đầu, vùng rạch Chắc Cà Đao chỉ là Hạ ấp thuộc làng Bình Hòa được thành lập khoảng năm 1884. Đến năm 1888, ông Hương cả Lê Văn Tuần và các vị bô lão xin tách thôn Chắc Cà Đao ra khỏi làng Bình Hòa. Năm 1891, thôn Chắc Cà Đao chính thức được chia tách với tên gọi mới là làng Hòa Bình. Lúc bấy giờ, dân cư rất thưa thớt, chủ yếu là 3 họ: Lê, Phan, Lý.

Các bậc cao niên kể rằng, con rạch Chắc Cà Đao ngày trước voi đi nhiều riết thành lối mòn, rồi nước chảy, cá lội thành dòng cho đến nay. Kênh Chắc Cà Đao dài chừng 15 cây số chảy qua thị trấn An Châu, xã Bình Hòa Thạnh và xã Vĩnh Lợi. Là một chỉ lưu của sông Hậu nên nước kênh Chắc Cà Đao đổi sắc theo mùa, xanh trong từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch, thời gian còn lại thì chuyển màu phù sa như bao con kênh con rạch ở đồng bằng khác.

Theo sử liệu ghi chép, hồi đó, Chắc Cà Đao là cái xứ ruộng đồng mênh mông, nhà nào cũng làm cả 100 công đất trở lên. Một năm chỉ có một mùa, sạ lúa xong thì chơi cho đến gần tết mới thu hoạch, nhà nào cũng ăn tết xông xênh:

"Dân thưa lắm, đồng ruộng nhiều. Làm nông, với vùng đất An Giang này thì một người làm cả trăm công. Cày bò hết, rất là cực nhọc", ông Dũng nói.

Về Chắc Cà Đao hôm nay, vùng đất quê nghèo đã là chuyện của ngày xưa, những dải đất hoang, bùn lầy, cằn cỗi nay đã được phủ xanh bởi những cánh đồng trù phú, cò bay thẳng cánh. Sinh kế chủ yếu của cư dân vùng này một thời từng dựa vào việc sản xuất gạch, theo phương pháp nung thủ công.

Những năm 2010, vùng này có gần 500 lò gạch thủ công, sản xuất ra 100 triệu viên gạch mỗi tháng và giải quyết việc làm cho 2.500 lao động. Các lò nung thủ công này đốt bằng trấu và thiết kế không hiệu quả về mặt năng lượng, trấu giờ “bỗng dưng” có giá do khan hiếm về nhiên liệu hóa thạch (chủ yếu là than đá), gạch sản xuất thủ công không cạnh tranh nổi gạch tuy-nen,...

Dần dà, các lò gạch thủ công đốt trấu không còn hoạt động. Sau nhiều năm, sự nhộn nhịp một thời không còn nữa, những đám khói lò mịt mù nghi ngút một thời giờ đã trở nên hiếm hoi:

"Hồi đó, cách đây 3, 4 năm thì làm lò gạch thì đỡ hơn làm ruộng rất nhiều. Mà bây giờ thì làm không lời nữa, chắc phải giải nghệ", ông Dũng cho biết.

Chợ Chắc Cà Đao khi xưa giờ có tên hành chính là chợ An Châu (có người gọi là chợ Châu Thành vì thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Long Xuyên). Dù vậy, dân địa phương vẫn quen gọi đây là chợ Chắc Đao, thay vì đầy đủ dài dòng là Chắc Cà Đao. Nghe Chắc Cà Đao tưởng đâu “quê” dữ lắm, tưởng chừng tận trong các phum sóc xa tít mù tắp nào.

Thiệt ra, chợ An Châu cũng buôn bán sầm uất như bất kì chợ huyện nào. Chợ An Châu được hình thành rất sớm so với các nơi khác trong huyện, là trung tâm trao đổi buôn bán giữa thành phố Long Xuyên với các huyện phía Bắc tỉnh An Giang, kể cả các xã bên kia sông Hậu thuộc huyện Chợ Mới.

Con rạch cũng cùng tên Chắc Cà Đao - Ảnh: Tuổi trẻ

Thị trấn An Châu nằm sát thành phố Long Xuyên, vì vậy, sự phát triển đang chịu tác động và ảnh hưởng trực tiếp bởi các hoạt động kinh tế, xã hội của đô thị lớn. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định thị trấn An Châu nằm trong vùng đô thị - công nghiệp động lực tỉnh An Giang. Đây sẽ là vùng gắn kết tỉnh An Giang với các trung tâm vùng ĐBSCL, vùng TP. Hồ Chí Minh, vùng Thủ đô Phnompenh.

Kỳ thực, Chắc Cà Đao - cái tên ngộ nghĩnh, quê mùa, nhưng cả đường thủy lẫn đường bộ đều là tuyến đường huyết mạch của tỉnh, của khu vực. Từ Chợ Mới muốn đi ruộng ở các huyện Thoại Sơn, Châu Thành; hay từ Long Xuyên, muốn đi Châu Đốc, Hà Tiên, hay qua Campuchia, cũng phải qua Chắc Cà Đao.

Hướng lên Châu Đốc nửa chừng cầu cao.

Cách tám cây số không sao lạc đường.

Nhà tôi mát rượi, cá lươn rất nhiều.

Dành khi có khách sẽ chiêu đãi liền".

Chắc Cà Đao là một thị tứ thời hiện đại thứ thiệt; nhưng bằng một cách nào đó, nó vẫn giữ được nhịp sống chậm rãi của mình.

Về miệt Chắc Cà Đao hôm nay, tưởng xa hóa gần, vẫn gặp đó những người dân quê hiền hòa, vẫn gặp đó những trẻ em vô tư vẫy vùng trong dòng nước, lác đác vài ba học sinh đạp xe đi học về, lộc cộc chiếc xe trâu thủng thẳng trên đường làng mặc cho ai đó muốn vội vã vượt qua, vẫn phiên chợ huyện nhộn nhịp sớm chiều cho người dân buôn bán, gặp gỡ và trao đổi nhiều sản vật của quê hương.