Anh Yêu Em Được Bao Lâu Tập 8
Anh có [G]thích một người hay nhõng [D]nhẽo như em
Cần bao lâu thời gian để giỏi tiếng Anh?
Đây là câu hỏi chung của rất nhiều bạn học tiếng Anh thắc mắc.
Và sự thật thì khi hỏi những câu này, người hỏi cũng chưa thực sự biết thế nào là “nói được, giao tiếp thành thạo” cả.
Một là nó mơ hồ trong sự hiểu của bạn. Hai là nó ảo tưởng so với khả năng bạn chịu bỏ ra rèn luyện cho nó.
Vậy để hiểu rõ, cụm từ NÓI ĐƯỢC của bạn có thể phân chia ra 2 khía cạnh: 1 là thông thạo các chủ đề giao tiếp thông dụng trong cuộc sống và 2 là các chủ đề chuyên môn.
Nó cũng tương ứng với 2 level mục tiêu mà ta hướng đến khi bắt đầu học ngôn ngữ.
Bởi mình cần học cách để có thể giao tiếp hàng ngày. Tiếp đó mới tới học các chủ đề topic chuyên môn. Đúng không nào!
Giữa em bé 6 tuổi, hay học sinh 18 tuổi thì ai là người “nói được” và “thành thạo”.
Có phải là cậu bé 6 tuổi đã có thể nói được, giao tiếp được theo một cách nào đó đúng không?
Đó là những chủ đề quen thuộc trong phạm vi nhận thức của cậu, là hệ quả của môi trường 6 năm sống xung quanh cậu bé.
Rõ ràng cậu đã có thể nói được, và thành thạo ở mức giao tiếp thông thường.
Hay bạn học sinh lớp 12 vừa thi ĐH xong thì sao?
Khác biệt lúc này, vốn từ vựng của cậu ra tăng lên rất nhiều.
Đã có thể thuyết trình, bàn luận các vấn đề chuyên sâu hơn, vấn đáp các câu hỏi khó TRONG PHẠM VI HỌC TẬP.
Tóm lại, bạn thấy đó, cả cậu bé 6 tuổi và bạn học sinh 18 tuổi đều là NÓI ĐƯỢC/GIAO TIẾP THÀNH THẠO.
Khác biệt chỉ là ở lượng kiến thức, vốn từ vựng chuyên môn cũng như sự am hiểu của mỗi người về chủ đề nào đó.
Tuy nhiên một cậu bé 6 tuổi cho học piano từ nhỏ chắc chắn sẽ thành thạo hơn về kiến thức âm nhạc so với chàng học sinh lớp 12 nhưng không đụng tới nhạc cụ bao giờ.
Ví dụ như vốn kiến thức của bạn chưa chắc đã bằng anh chàng Đỗ Nhật Nam, dù lớn tuổi hơn. ^^
Cho nên, hãy phân biệt rõ cái nào là giới hạn về mặt ngôn ngữ, cái nào là giới hạn về mặt kiến thức nên bạn CHƯA NÓI ĐƯỢC.
Đơn cử như dù là tiếng mẹ đẻ nhưng nếu thầy bảo bạn trình bày về học Mác Lenin thì có lẽ 90% bạn sẽ chào thua vì không hiểu mô tê gì.
Nhưng rõ ràng bạn vẫn thông thạo tiếng Việt đấy thôi, đúng không.
Ngộ nhận là có nhiều bạn học tiếng Anh xong, tuy tiến bộ rất nhiều về mặt giao tiếp hàng ngày. Nhưng bạn than không biết nói các chủ đề khác. Và nghĩ rằng mình học không hiệu quả. Thì đây là câu trả lời xác đáng cho bạn.
Thực tế, các nhà ngôn ngữ học ĐH Cambridge đã đưa ra khung tham chiếu châu Âu CEFR về các level trong ngôn ngữ (Common European Framework of Reference for Languages).
Nó được chia ra thành 6 level: A1-A2, B1-B2, C1-C2. Tương ứng với 3 cặp: sử dụng căn bản (A1 – A2), sử dụng độc lập (B1 – B2), sử dụng thông thạo (C1 – C2).
Tham khảo số giờ học cần thiết để lên được 1 level.
CEFR cũng ghi rất rõ, ở mức độ sử dụng căn bản (A1 – A2), bạn chỉ có thể hiểu và giao tiếp được các chủ đề quen thuộc như về bản thân, gia đình, đi mua sắm, nơi sống… bằng vốn từ và văn phạm giới hạn nhất định.
Đây là đầu ra sau khi kết thúc lớp học Elementary và Pre – Intermediate tại Simple English.
Tiếp đến mức sử dụng độc lập (B1 – B2), bạn đã có thể hiểu được trọng tâm các chủ đề căn bản về công việc, trường lớp. Đã có thể nói được khi đi du lịch, trình bày quan điểm cá nhân hay mô tả ước mơ, mục tiêu, giải thích ý kiến về chủ đề nào đó.
Đây là đầu ra sau khi kết thúc lớp học Intermediate tại Simple English.
Cuối cùng là mức sử dụng thành thạo (C1 – C2), bạn mới có thể hiểu hầu hết các chủ đề trong cuộc sống. Khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt trong xã hội, học thuật và làm việc chuyên môn.
Có thể nói rõ ràng, chính xác các câu trúc câu để mô tả các vấn đề phức tạp, tham gia tranh luận, thuyết trình và làm chủ ngôn ngữ một cách dễ dàng nhất.
Đây là level cao nhất dành cho ngôn ngữ, giúp bạn tiệm cận với trình độ của người bản xứ. Để học lên trình độ này, bạn nên tham gia vào các khóa học luyện thi IELTS để nâng cao năng lực ngôn ngữ và tư duy.
Và bạn cần dành rất nhiều thời gian tự học, mài mò mới giúp bạn đạt tới level này. Vì nó ngốn đến 1000+ giờ input để lên tiệm cận nó.
Đặt mục tiêu và lên kế hoạch phù hợp
Dựa vào bảng CEFR, bạn có thể hình dung và mường tượng rõ ràng về hành trình học ngôn ngữ của bạn.
Như hành trình leo núi, với 6 trạm để bạn từng bước chinh phục.
Thời gian để lên mỗi level một lúc một xa hơn. Nhưng tốc độ hấp thụ và tiếp cận ngôn ngữ cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Tưởng tượng khi bạn khi mới biết bò thì 1-2 mét đã là thử thách. Nhưng khi biết đi, biết chạy rồi thì vấn đề khoảng cách chỉ còn là thời gian, sức bền và sự kiên trì của bạn mà thôi.
Khi có đủ nền tảng về mặt ngôn ngữ, nghĩa là thành thạo 3000 từ vựng cốt lõi, nghe đọc hiểu dễ dàng ở các vấn đề chung trong cuộc sống thì bạn đã đạt mức SỬ DỤNG ĐỘC LẬP (B1 – B2) rồi đấy.
Đây là cột mốc quan trọng để bạn có thể không bị mắc kẹt về ngoại ngữ.
Thời gian đạt được nó chừng 500-600 giờ, không quá xa xôi nhưng lại vừa đủ để có thể sử dụng tiếng Anh trong hầu hết công việc, cuộc sống, du lịch…
Từ đó có thể tự do tìm hiểu và đào luyện để nâng cấp bản thân từng bước lên SỬ DỤNG THÀNH THẠO (C1 – C2).
Giới thiệu các khóa học tại Simple English
Hy vọng qua bài viết này, em đã có thể hiểu tường tận về con đường học tiếng Anh phía trước.
Chúc em có thể vững tin vào hành trình khám phá và lên đỉnh tiếng Anh nhé.
Vợ 43kg cõng chồng 70kg khiến cộng đồng mạng xúc động.
'Cô ấy cõng tôi suốt 8 năm qua'
Đoạn clip ngắn ghi lại cảnh chị Chu Thị Bích (quê tỉnh Tuyên Quang) cõng chồng là anh Dương Cao Thành (33 tuổi, quê tỉnh Vĩnh Phúc) trong niềm hạnh phúc mới đây khiến cộng đồng mạng chú ý.
Đoạn clip sau khi được đăng tải lên mạng xã hội đã thu hút hơn 2 triệu lượt xem, chia sẻ cùng nhiều lời chúc ý nghĩa. Nhiều người bày tỏ lòng ngưỡng mộ trước tình cảm của vợ chồng anh Thành.
Anh Thành cho biết, đoạn clip ghi lại cảnh chị Bích cõng anh rời sân khấu tiệc cưới của một người thân trong gia đình. Trước đó, anh nhờ người cháu chụp ảnh khi vợ chồng anh xuất hiện trên sân khấu.
Khi chị Bích cõng anh trở về bàn tiệc, người này đã vô tình bấm máy, quay lại toàn bộ sự việc. Khi xem lại, thấy cảnh quay ý nghĩa, anh Thành quyết định chia sẻ lên mạng xã hội.
Anh Thành cho biết: “Không chỉ hôm đám cưới vừa rồi, vợ đã cõng tôi suốt 8 năm qua. Từ khi trở thành vợ chồng, cô ấy luôn cõng tôi như thế”.
Năm 13 tuổi, anh Thành bất ngờ gặp tai nạn giao thông khiến đôi chân vĩnh viễn mất khả năng đi lại. Những năm đầu sau tai nạn, anh sống trong mặc cảm, buồn tủi. Anh đau đớn khi thấy chúng bạn vô tư chạy nhảy, vui chơi.
Không muốn con khổ đau, bố mẹ anh nói dối rằng, lớn lên đôi chân anh sẽ tự khỏi. Lời nói dối ấy chỉ thắp thêm hy vọng cho Thành đến năm anh trưởng thành. Biết mình không thể nào tự đứng lên, đi bằng đôi chân được nữa, Thành thêm một lần đau khổ.
Nhưng thay vì vùi mình trong sự tự ti, anh dần thích nghi và tìm cách tự chăm lo bản thân. Năm 25 tuổi, sau những lần đi đò, anh gặp và yêu chị Bích, cô gái làm nghề phụ hồ có nụ cười rất hiền.
Thương người đàn ông chân thành, sống tình cảm, chị Bích bỏ qua mọi khiếm khuyết cơ thể, chấp nhận lời yêu, cưới anh làm chồng. Về sống chung, chị kiên quyết không cho anh Thành ngồi xe lăn. Thay vào đó, chị cõng anh và tình nguyện trở thành đôi chân cho chồng.
Anh Thành chia sẻ: “Có rất nhiều hội, nhóm từ thiện, mạnh thường quân tặng tôi xe lăn hiện đại, tiện nghi nhưng Bích không đồng ý. Cô ấy kiên quyết không cho tôi ngồi xe lăn.
Cô ấy sợ tôi ngồi xe lăn, chân sẽ yếu đi và không thể tự đi lại được nữa. Cô ấy muốn một ngày nào đó tôi có thể tự đi trên đôi chân của mình. Từ đây cho đến ngày đó, cô ấy sẽ là đôi chân của tôi”.
Ban đầu, anh Thành cũng gặp khó khăn trong việc chấp nhận để chị Bích cõng. Anh cảm thấy tự ti, buồn tủi tột độ. Anh luôn ám ảnh ý nghĩ làm thân trai mà không giúp được vợ con còn để vợ phải cõng.
Biết chồng tủi thân, chị Bích nhiều lần khuyên giải, an ủi. Sau khi chồng chấp nhận cho mình cõng mọi lúc, mọi nơi, chị Bích bắt đầu tập cách cõng anh Thành.
Do chỉ nặng 43kg trong khi anh Thành nặng hơn 70kg, chị Bích gặp nhiều khó khăn trong việc cõng chồng. Có lần, cả hai ngã sõng soài ra đất. Mặc cho cú ngã khiến mình chảy máu ở đầu, chị Bích vẫn cố gắng đỡ chồng dậy rồi cõng tiếp.
Sau nhiều lần tập luyện, chị Bích tìm được cách cõng chồng dễ dàng hơn. Cứ thế, suốt hơn 8 năm qua, mỗi khi chồng cần di chuyển, chị đều trở thành đôi chân của anh. Chị cõng anh ở bất cứ nơi đâu trong tâm thế vui vẻ, hạnh phúc.
Anh Thành tâm sự: “Trước đây, tôi tự ti, mặc cảm lắm. Biết thế nên cô ấy thường khuyên tôi đừng lo nghĩ chuyện người khác cười chê. Việc này không có gì xấu cả, chỉ cần mình sống vui, sống khỏe là được.
Tuy nhiên, mỗi khi được vợ cõng, tôi vừa mặc cảm vừa hạnh phúc. Tôi mặc cảm vì mình là đàn ông mà lại để cho vợ phải cõng.
Nhưng tôi cũng hạnh phúc vì biết mình có người vợ luôn yêu thương, hy sinh cho mình suốt những năm qua. Tôi chỉ ước một ngày nào đó có thể cõng lại vợ một lần”.
Hiện nay, anh Thành ở nhà làm việc qua mạng. Trong khi đó, chị Bích vẫn ngày ngày xách vữa, phụ hồ để có thu nhập.
Cả hai đã có 2 cậu con trai 5 và 6 tuổi. Cuộc sống gia đình tuy khó khăn nhưng luôn rộn rã tiếng cười hạnh phúc. Những ngày ít việc hoặc được nghỉ, chị Bích lại cõng anh Thành dạo chơi khắp xóm.
Biết vợ thương yêu mình hết mực, anh Thành vui vẻ chấp nhận việc để vợ cõng. Anh không còn đòi ngồi xe lăn nữa. Thậm chí, anh còn quay lại cảnh mình được vợ cõng rồi gửi đến chị Bích với lời nhắn: “Cám ơn em đã yêu thương anh”.