2. Các trường đại học có học bổng toàn phần ở Mỹ

Trị giá học bổng: Toàn bộ học phí và không bao gồm các hoản phí khác.

Ngoài ra, trường còn có học bổng 25,000 USD cho 4 năm đại học.

Học bổng này có thể kéo dài lên đến 4 năm.

Học phí nếu không có học bổng sẽ rơi vào khoảng 50,200 USD và 15,600 USD chi phí sinh hoạt tương đương khỏang  1,288 tỷ đồng mỗi năm.

Nếu sinh viên nhận được thêm các học bổng từ các nguồn khác như chính phủ, liên bang, tổ chức nào đó thì giá trị học bổng sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp tức là giá trị học bổng sẽ giảm xuống.

Đại học Loyola Marymount (Loyola Marymount University) là trường đại học công giáo được thành lập vào năm 1911 tại Los Angeles, California.

Giá trị học bổng: Toàn bộ học phí và sinh hoạt phí

Học phí trung bình khoảng 39,700 USD và tiền sinh hoạt phí khoảng 15,000 USD tương đương 1,258 tỷ đồng/ 1 năm.

Học bổng Hays Memorial mỗi năm chỉ có 4 bạn suất sắc nhất nhận được chọn. Bạn cần có điểm trung bình (GPA) ở cấp ba tương đương 3.6/4.0 theo và đạt ít nhất 32 điểm ACT hoặc 1430 điểm SAT.

Đại học Hendrix với học bổng Hays Memorial

Trị giá học bổng: Toàn bộ học phí và 6,000 USD cho các chi phí khác.

Học phí trường đại học Barry khá rẻ chỉ khoảng 24,500 USD và 7,900 USD. Như vậy, mỗi năm nếu không có học bổng toàn phần thì bạn sẽ mất khoảng 32,400 USD tương đương 745 triệu/ năm học.

Hy vọng danh sách các trường đại học có học bổng toàn phần ở Mỹ trên đây sẽ hữu ích với bạn.

Công ty Tư vấn Đầu tư Hoa Kỳ và Canada

Ước muốn du học Mỹ của Trâm Anh năm 2018 khiến cả nhà bất ngờ, bởi 40 triệu nộp cho một gói tư vấn và sửa bài luận ở trung tâm du học bố mẹ em còn không xoay nổi.

Muốn đi Mỹ, Phạm Ngọc Trâm Anh, sinh năm 2000, quê Thanh Hóa, chỉ có cách duy nhất là giành được học bổng toàn phần. Trước đó, cựu học sinh trường chuyên Lam Sơn từng giành học bổng theo học lớp 11, 12 tại TH School, Hà Nội.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu, Trâm Anh nhận ra hầu hết những trường có chính sách này đều yêu cầu ứng viên có điểm SAT khoảng 1.500 trở lên cùng thành tích học tập và ngoại khoá xuất sắc. Trâm Anh sau đó nộp đơn vào một đại học khai phóng với yêu cầu hồ sơ thấp hơn và giành được suất học bổng hỗ trợ toàn bộ học phí gần 237.000 USD (5 tỷ đồng) ở thời điểm đó. Nhưng ngoài học phí, em không thể xoay xở khoản chi phí ăn, ở dự kiến cho 4 năm khoảng 52.000 USD (hơn 1,1 tỷ đồng).

"Nhiều bạn bè của em cũng nộp đơn xin học bổng toàn phần Mỹ trong vô vọng", Trâm Anh, 22 tuổi, nói, và sớm nhận ra rất khó để giành được một suất hỗ trợ cả tiền học phí và sinh hoạt phí.

Dữ liệu dành cho các nhà khoa học Research tháng 8/2022 cho thấy năm 2021, học bổng toàn phần chỉ được trao cho khoảng 0,1% sinh viên tại đại học Mỹ.

Học sinh nghe tư vấn từ đại diện trường đại học Mỹ tại Triển lãm Giáo dục Mỹ 2022 chiều 4/10 tại Hà Nội. Ảnh: Bình Minh

Tờ Washington Post hồi tháng 10/2018, dẫn lời ông Mark Kantrowitz, chuyên gia hỗ trợ tài chính và học bổng cho sinh viên tại Mỹ, cho biết mỗi năm tại quốc gia này có 80.000 học sinh tốt nghiệp thủ khoa hay á khoa ở trường THPT, hàng nghìn người có điểm SAT, ACT tuyệt đối và hàng trăm nghìn học sinh có GPA 4.0/4.0. Thêm nữa, hơn 50% đại học tại Mỹ ưu tiên hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong nước, vì nguồn này là từ thuế của người dân Mỹ.

Bà Trần Phương Hoa, Tổng giám đốc Tổ chức giáo dục Summit - Thành viên Hiệp hội tư vấn Du học quốc tế, cho biết tùy từng năm, chỉ có 3-5 em của trung tâm giành được học bổng toàn phần, bao gồm cả học phí, sinh hoạt phí và các chi phí khác (Full-ride). Trong khi số học sinh đạt học bổng toàn phần học phí (Full-tuition) cao hơn rất nhiều, vì nhiều trường có các chính sách học bổng hay hỗ trợ tài chính dạng này hơn.

"Các gia đình không nên quá kỳ vọng vào mức học bổng toàn phần", bà Hoa nói và lưu ý, dù ứng viên có thể có giải thưởng quốc gia quốc tế hay SAT tuyệt đối, "cánh cửa'' vẫn khá hẹp.

Tiến sĩ Phạm Đức Hùng, chuyên gia hướng dẫn xin học bổng du học Mỹ và một số quốc gia châu Âu, cũng đồng tình với quan điểm này. Nhiều người nghĩ rằng có điểm GPA, SAT hay ACT cao là có khả năng xin học bổng toàn phần nhưng thực tế số sinh viên xuất sắc nhiều hơn rất nhiều số lượng học bổng toàn phần. Theo anh Hùng, ở Mỹ có hai loại học bổng chính mà sinh viên quốc tế có thể ứng tuyển là học bổng dựa trên thành tích học thuật (Merit-based) và học bổng dựa trên nhu cầu, khả năng tài chính của gia đình (Need-based). Ứng viên muốn xin học bổng Mỹ cần chú trọng vào thành tích bản thân và chính sách của từng trường.

Đầu tiên, ứng viên phải học thật giỏi, có điểm GPA, SAT, ACT, AP cao, cơ hội thành công sẽ cao hơn. Có những trường hợp đặc biệt, điểm chuẩn hoá không quá cao nhưng vẫn được học bổng toàn phần vì ứng viên thể hiện được thành tích, khả năng rất tốt trong bài luận. Một số thành tích xuất sắc về nghệ thuật hoặc thể thao cũng giúp ứng viên nhiều trong săn học bổng toàn phần.

Về chính sách của từng trường, anh Hùng cho biết có thể tạm chia thành 3 nhóm.

Nhóm 1, những trường không cấp học bổng đầu vào cho sinh viên quốc tế. Ví dụ, Boston College hay hệ thống Đại học California, nếu nộp đơn, ứng viên xác định phải đóng tiền hoàn toàn.

Nhóm 2, những trường cấp học bổng Merit-based và Need-based rất nhiều loại, được thông báo trên website của trường như: Đại học Brown, Columbia, Cornell, Chicago, Miami. Ngoài số ít học bổng toàn phần, nhiều trường chỉ cho học bổng một phần, bán phần.

Nhóm 3, gồm Harvard, Yale và Princeton (HYP) đều không cấp học bổng dựa trên thành tích học tập, dù ứng viên có thành tích xuất sắc. Tuy nhiên, nhóm trường này lại cho một dạng học bổng dựa trên nhu cầu tài chính của gia đình Need-based rất hào phóng, còn gọi là Need-blind. Nếu trúng tuyển, ứng viên sẽ được nhà trường đài thọ toàn bộ chi phí từ học phí đến sinh hoạt phí. Đây là cơ hội cho các sinh viên gia đình có thu nhập thấp nếu qua được "cửa ải" nhập học (Admission).

Chuyên gia này cho rằng nhóm trường 1 dành cho các gia đình mạnh về tài chính, nhóm trường 3 dành cho các ứng viên "xuất chúng". Với hầu hết du học sinh Việt, phương án phổ biến để đi Mỹ là "nhắm" vào nhóm trường 2, xin học bổng bán phần. Gia đình chi trả phần còn lại.

Theo bà Hoa, chi phí học tập bậc cử nhân tại Mỹ khá đắt đỏ. Các trường đại học công lập thường có tổng chi phí (gồm học phí, ăn ở học tập, bảo hiểm, sách vở, tiêu vặt, đi lại) khoảng 45.000 - 70.000 USD (1,1-1,75 tỷ đồng) một năm. Các trường tư thục có chi phí tổng cao hơn, ở mức 70.000 - 85.000 USD (1,75- 2,1 tỷ đồng) một năm.

Do đó, thạc sĩ Lưu Phong Trường, nghiên cứu sinh tiến sĩ Đại học Cincinnati, Mỹ nhận định "lấy được lá thư nhập học một trường đại học Mỹ không khó nhưng có tiền theo học không dễ". Nhiều đại học Mỹ mời chào ứng viên đến học với học bổng bán phần nhưng sinh viên vẫn phải đóng rất nhiều và khó gánh nổi chi phí trong bốn năm nếu gia đình không mạnh tài chính.

Tiến sĩ Hùng dẫn chứng, Đại học Indiana thu học phí, phòng ở, sách và tài liệu học tập khoảng 55.000 USD (1,37 tỷ đồng) một năm nhưng chỉ có thể cấp cho sinh viên học bổng chừng 1.000-11.000 (25 triệu-273 triệu đồng). Sinh viên phải trả 44.000-54.000 USD (1,1 tỷ -1,34 tỷ đồng).

Công thức các đại học Mỹ tính mức chi trả của gia đình sinh viên. Nguồn: Paying For College

Theo báo cáo Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) công bố hồi tháng 11/2021, Việt Nam đứng thứ 6 trong danh sách quốc gia dẫn đầu về số sinh viên tại Mỹ với 21.631 sinh viên trong năm học 2020-2021. Cũng báo cáo của viện này năm 2019, số du học sinh Việt Nam bậc đại học tại Mỹ đóng góp gần 1 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ.

Đầu năm 2019, Trâm Anh lại nhận tin trúng tuyển Đại học Marboro, Mỹ, với học bổng toàn bộ học phí. Video kể về dự án nhạc kịch quy mô 800 người mà em tổ chức tại quê hương Thanh Hoá đã gây ấn tượng mạnh với hội đồng tuyển sinh. Tuy nhiên, trường không cấp học bổng toàn phần. Ước mơ du học Mỹ của nữ sinh tưởng chừng phải bỏ dở.

Lần này, Trâm Anh đã mạnh dạn viết thư bày tỏ nguyện vọng và hoàn cảnh cá nhân. Ấn tượng với tài năng và khát khao học tập của em, hội đồng tuyển sinh của trường đã phá lệ ,cấp cho em học bổng toàn phần trị giá 289.264 USD (hơn 6 tỷ đồng vào thời điểm đó).

"Em là trường hợp may mắn hy hữu", Trâm Anh nói.

Nữ du học sinh Trâm Anh (giữa) và các sinh viên quốc tế, ở công viên Boston Common, Mỹ hồi tháng 5/2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Gần đây, giá USD so với tiền đồng tăng mạnh lên khoảng 25.000 đồng đổi 1 USD, thay vì 23.700 đồng như vài tuần trước. Điều này đang gây áp lực lớn đến các gia đình và du học sinh đi Mỹ.

Theo bà Hoa, nếu muốn con đi du học Mỹ, các gia đình nên chuẩn bị tài chính tốt nhất có thể. Nếu chi trả được dưới 25.000-30.000 USD (630-750 triệu đồng) một năm, phụ huynh và học sinh có thể tìm kiếm thêm các trường ở châu Á hoặc châu Âu có học phí thấp hơn.

Còn anh Trường lưu ý, ứng viên muốn du học Mỹ nên phân tích lời - lỗ khi đầu tư, xem xét kỹ thông tin về học phí, sinh hoạt phí, thứ hạng trường, khả năng xin việc ra trường để cân nhắc dựa trên khả năng tài chính của gia đình. Thường, những đại học chất lượng cao công khai các chỉ số này.

"Không nên 'cố sống, cố chết' du học đại học Mỹ nếu tài chính không dư dả và khả năng học bổng toàn phần không cao", anh Trường khuyên.

Du học Mỹ là ước mơ của biết bao bạn trẻ. Nhưng chi phí đắt đỏ khiến nhiều người phải đắn đo. Vậy làm thế nào để vừa được học tập tại một trong những cường quốc giáo dục hàng đầu thế giới. Vừa không phải gánh nặng tài chính cho gia đình? Câu trả lời chính là săn học bổng tại các trường đại học Mỹ có học bổng toàn phần.

Trong bài viết này, RECC sẽ giúp bạn khám phá những cơ hội học bổng hấp dẫn tại các trường đại học Mỹ, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho tương lai của mình. Hãy cùng theo dõi nhé!