VinWonders Phú Quốc là trung tâm giải giải trí, ẩm thực hàng đầu tại Phú Quốc, các bạn sẽ được thưởng thức những món ăn độc đáo và hấp dẫn từ nhiều nền ẩm thực trên thế giới. Bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức ăn uống khác nhau, phù hợp với nhu cầu của bản thân. Cụ thể như sau:

VII. Kinh nghiệm đi VinWonders Phú Quốc

Để có được chuyến đi VinWonders Phú Quốc thoải mái, tiện lợi thì du khách cần phải hiểu một số quy định tại VinWonders, cũng như một số kinh nghiệm sau đây:

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về VinWonders – Công viên chủ đề lớn nhất Việt Nam và hàng đầu Đông Nam Á. Hy vọng qua bài Review VinWonders Phú Quốc, các bạn đã có cái nhìn tổng quát về tổ hợp vui chơi giải trí hấp dẫn này. Cùng với đó là có được cho mình những kinh nghiệm đi VinWonders PhúQuốc thực tế cần thiết để có được một chuyến đi hoàn hảo trong thời gian tới.

Tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có quy định:

Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng:

- Cá nhân, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.

Như vậy, là sau ít nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ quyết định hỗ trợ chi phí mai táng phí cho thân nhân hoặc người tổ chức mai táng cho người cao tuổi nhận trợ cấp xã hội hàng tháng nhận khoản tiền mai táng phí.

Thế giới lốc xoáy – Khu công viên nước

Đến với VinWonders bạn không thể bỏ qua các trò chơi hấp dẫn tại công viên nước lớn nhất Đông Nam Á. Tại đây có 36 trò chơi khác nhau, trong đó phải kể đến một số trò chơi cảm giác mạnh dưới nước, nhất định phải thử như: Đường trượt lốc xoáy Tornado, đường trượt siêu lòng chảo, đường trượt nhiều làn,..hoặc có thể tham gia các trò chơi khác như đấu súng nước trên mọi địa hình, kéo co dưới nước, đua thuyền,…vv.

Thuê xe tự lái (ô tô hoặc xe máy)

Nếu thuê xe tự lái, bạn hãy di chuyển theo tuyến đường từ ngã 5 cổng chợ đi vào đường 30/4 (lưu ý là di chuyển theo hướng đi Hà Ninh). Khi đi đến ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao với đường Hùng Vương thì rẽ trái và di chuyển theo tuyến đường Dương Đông, Cửa Cạn, Gành Dầu để đến VinWonders Phú Quốc.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật

Tại Vinwonders các chương trình biểu diễn nghệ thuật luôn thu hút đông đảo du khách chiêm ngưỡng. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật tại đây luôn diễn ra thường xuyên, nổi bật phải kể đến như: Show biểu diễn ONCE, Vũ khúc hân hoan của tộc người Viking, Khúc chiến ca Maya.

Show biểu diễn ONCE là một món ăn tinh thần đẳng cấp quốc tế tại VinWonders. Show diễn này được đầu tư gần 12 triệu đô nên có khung cảnh hoành tráng, hiệu ứng ánh sáng lung linh huyền ảo, kết hợp với nhạc nước, đảm bảo sang mang đến cho bạn những trải nghiệm không thể quên.

Show diễn ONCE diễn ra tại quảng trường Phượng Hoàng Lửa vào lúc 19h00, nên các bạn hãy đến sớm một chút để có được vị trí xem đẹp nhất nhé.

Vũ khúc hân hoan tái hiện hiện lại khung cảnh hào hùng của tộc người Viking trước khi bước vào một trận chiến. Với vũ điệu mạnh mẽ kết hợp cùng tiếng trống hào hùng, du khách sẽ cảm nhận được tinh thần chiến đấu gan dạ của những chiến binh Viking.

Vũ khúc hân hoan của tộc người Viking được biểu diễn tại Khu Làng Bí Mật trong 2 khung giờ chính: 10h30 sáng và 15h30 chiều hàng ngày. Các bạn hãy sắp xếp thời gian phù hợp để có thể trải nghiệm nhé.

Khúc chiến ca Maya được biểu diễn vào 2 khung giờ chính: 11h trưa và 17 giờ chiều hàng ngày tại khu Huyền Thoại Maya. Nếu bạn quan tâm đến một trong những nền văn hoá bí ẩn và nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử trái đất thì hãy đến với khu Huyền Thoại Maya vào các khung giờ đã định nhé.

Tổng kết các trải nghiệm bạn nên thử ở VinWonders Phú Quốc:

VinWonders Phú Quốc ở đâu? Địa chỉ

VinWonders Phú Quốc là công viên chủ để có quy mô lớn nhất ở nước ta và thuộc vào top đầu của cả khu vực Đông Nam Á. VinWonder Phú Quốc nằm trong khu tổ hợp vui chơi giải trí Phú Quốc United Center. Khu giải trí này tọa lạc tại Bãi Dài, Ấp Gành Dầu, xã Gành Dầu, đảo Phú Quốc và nằm ở phía Bắc của hòn đảo, cách sân bay Phú Quốc 33km, cách trung tâm thị trấn Dương Đông 20km.

Đến VinWonders Phú Quốc từ sân bay

Đa số du khách đến với Phú Quốc hiện nay đều di chuyển bằng máy bay, vừa an toàn lại thuận tiện. Sân bay quốc tế Phú Quốc chỉ cách VinWonder Phú Quốc khoảng 30km và phương tiện phổ biến nhất để đi từ sân bay về VinWonders chính là taxi. Nhưng bạn cũng có thể thuê xe đưa đón riêng để di chuyển thuận tiện hơn.

Sau đấy là hướng dẫn di chuyển từ sân bay đến VinWonders Phú Quốc:

Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra vào sáng nay (10/9), tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, 128 khẩu. Vụ việc khiến 15 người chết, hơn 100 người mất tích.

Theo thông tin ban đầu vào hồi 10 giờ 15 phút, UBND huyện Bảo Yên nhận được tin báo của xã Phúc Khánh về vụ việc sạt lở đất nghiêm trọng tại địa bàn thôn Làng Nủ.

Trận lũ quét, sạt lở đất đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ với 35 hộ dân, 128 khẩu.

Đến 14h cùng ngày, các lực lượng đã tiếp cận được hiện trường, ứng cứu được 10 nạn nhân, tìm thấy thi thể 15 nạn nhân, còn lại hơn 100 nạn nhân vẫn đang mất tích.

Lực lượng cứu hộ đưa thi thể các nạn nhân được tìm thấy do lũ quét ra khỏi hiện trường.

Theo người dân địa phương, khu vực này chưa bao giờ xảy ra thiên tai nên khi vụ sạt lở núi xảy ra tất cả đều hoàn toàn bất ngờ.

Khu vực xảy ra trận lũ quét nằm cách xa trung tâm, giao thông bị chia cắt, hoàn toàn mất thông tin liên lạc nên việc cứu hộ cứu nạn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, huyện Bảo Yên đang tranh thủ thời gian, gấp rút huy động lực lượng tiếp cận khu vực sạt lở, tìm kiếm người mất tích.

Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên đang khẩn trương cấp cứu những nạn nhân còn sống sót.

Trực tiếp có mặt tại hiện trường thăm hỏi người dân và chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, ông Hoàng Quốc Bảo, Bí thư Huyện ủy Bảo Yên cho biết đây là trận lũ quét gây ra nhiều mất mát, thương vong rất lớn trên địa bàn huyện, hiện nay huyện Bảo Yên đang tập trung huy động tối đa nhân lực, phương tiện cho công tác tìm kiếm cứu nạn nơi đây.

Hiện trường vụ lũ quét phóng viên ghi nhận:

Hiện trường vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.

Trận lũ quét xảy ra lúc sáng sớm khiến mọi người bất ngờ.

Trận lũ quét đi qua khiến làng bản bị cuốn trôi.

Lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường.

Lực lượng cứu hộ - cứu nạn đang khẩn trương tìm kiếm người bị chết, mất tích.

Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]

Nước về hồ thủy điện Thác Bà vượt khả năng xả lũ, Bí thư, Chủ tịch 3 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái được yêu cầu tham gia ứng phó khẩn cấp.

Theo Bích Quyên - Hân Nguyễn - Văn Đức ([Tên nguồn])

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, tính đến 14 giờ ngày 12/9,

, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã làm ít nhất 43 người chết, 52 người mất tích và 17 người bị thương. Lực lượng cứu hộ 650 người đang tích cực tìm kiếm nạn nhân.

5h sáng, chị Bùi Thị Ngạn 46 tuổi (ở Lâm Sơn, Lương Sơn, thành phố Hòa Bình) tỉnh giấc, chuẩn bị bữa sáng cho chồng con rồi xách túi đồ nghề chuẩn bị từ trước ra xe máy. Khi trời vừa hửng sáng, người phụ nữ đi xe về phía nghĩa trang Lạc Hồng viên - nơi chị làm việc cách nhà hơn 6km.

Tới nơi đồng hồ điểm 6h15, nhanh tay đi ủng, đeo bao, chị xách chiếc xô, cái kéo và vài chiếc khăn đến phần mộ gia đình được giao bắt đầu việc dọn dẹp.

7 năm làm tại nghĩa trang, công việc này đã quá quen thuộc với chị Ngạn. Tới phần mộ hôm nay cần dọn, chị thắp nén hương để "chào buổi sáng các cụ", xin phép được làm việc rồi tiến hành lau chùi bia mộ, cắt phần cỏ tốt xung quanh.

Lau chùi xong, chị Ngạn cất khăn, cầm kéo lớn chuẩn bị sẵn cắt tỉa những cây hoa chết, thay hoa mới.

Chị Ngạn hàng ngày phụ trách công việc lau chùi khu vực mộ gia đình (Ảnh: Nguyễn Ngoan).

"Sắp tới giỗ của cụ, tôi tranh thủ dọn cho sạch, chút nữa người nhà mang hoa lên trồng, cuối tuần này con cháu cụ sẽ lên chơi", chị Ngạn nói. Làm lâu năm chị nhớ rõ ngày giỗ của từng phần mộ nằm đây.

Chị Ngạn trước đây làm thuê cùng chồng ở sân golf, dịch bệnh mọi hoạt động giải trí đóng cửa, chị mất việc. Nhờ bạn bè giới thiệu nên xin vào nghĩa trang làm công việc dọn dẹp.

"Lúc đầu tôi nghĩ là lau chùi mấy căn nhà quản lý thôi, đến lúc nhận việc mới biết là lau chùi, dọn mộ", người phụ nữ cười nói. Ngày đầu đi làm của chị Ngạn đúng là nhớ đời, khi được người quản trang đưa ra giữa hàng chục ngôi mộ kêu chị sẽ làm việc ở đây.

Nhìn thấy xung quanh bốn bề toàn là lăng mộ, chị Ngạn có chút hoảng sợ, xin về nhà suy nghĩ thêm.

Người phụ nữ kể, nghĩa trang có đến hàng trăm ngôi mộ, mỗi ngày phải dọn dẹp, lau chùi, thắp hương cho mấy chục phần mộ chẳng khác gì tiếp xúc với mấy chục người chết.

"Nghĩ đến đã run tay, run chân", chị Ngạn chia sẻ.

Sau mấy ngày suy nghĩ, việc mới lại chưa tìm được chị quyết định thử làm. Chị Ngạn bắt đầu công việc  như một người giúp việc thông thường, chỉ khác khách hàng mà chị phục vụ là những ngôi mộ nằm im, không nói cũng chẳng ra lệnh.

Bắt đầu làm được chị em mách nước, chị Ngạn đến phần mộ nào sẽ thắp hương, giới thiệu họ tên, quê quán mình với các cụ ở đấy.

"Tôi báo tên với các cụ, xin phép từ giờ sẽ được phụ trách việc dọn dẹp mộ cho các cụ", chị Ngạn cho hay. Cứ thế từ việc sợ đến "mất hồn" sau nhiều năm làm việc chị dần quen, trở nên yêu thích công việc mình đang làm.

Làm ở đây 7 năm nhiều gia đình đã quen mặt chị, cứ ngày giỗ chị lại cùng mọi người trồng hoa, thắp hương cho các cụ (Ảnh: Nguyễn Ngoan).

Tự nhận mình là người ít nói, không biết chia sẻ nên nhiều lúc chịu tủi thân, những lúc như vậy chị Ngạn lại lên "tâm sự" với các cụ ở đây để trút bỏ phiền lo trong lòng.

"Chẳng biết các cụ có nghe được không nhưng lòng tôi thấy thư thái, thoải mái", chị Ngạn cười nói.

Công việc chính của chị Ngạn là lau chùi, cắt tỉa, thay hoa mới, bón phân, tưới cây… cho khuôn viên 40 phần mộ gia đình. Tùy vào diện tích, những phần mộ rộng 100-200m2 chị phải dọn 1-2 ngày mới xong, những khu vực nhỏ hơn thì ngày có thể làm 2-3 phần mộ.

Mùa hè trời nắng sớm để tránh nóng chị bắt đầu công việc từ lúc 6h, kết thúc ca sáng lúc 10h. Mùa đông trời lạnh, chị làm từ 8h đến 11h30 kết thúc ca sáng, ca chiều từ 13h30 đến 17h30 thì về nghỉ.

"Làm việc ở đây mỗi tháng tôi thu nhập được 6 triệu đồng", chị Ngạn cho biết.

Thâm niên ít hơn chị Ngạn, chị Nguyễn Thị Thành (36 tuổi), xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, có 3 năm phụ trách chăm sóc các ngôi mộ đôi tại nghĩa trang Lạc Hồng viên.

Nơi làm việc cách nhà 5km, mỗi ngày chị Thành có mặt lúc 7h để bắt đầu công việc lau chùi. Cầm chổi quét lá rụng đầy quanh phần mộ, chị Thành nói ai mới đầu vào đây đều thấy sợ, nhưng khác với những khu nghĩa trang khác, khu vực chôn cất ở đây xanh, sạch đẹp như công viên, người làm, người thân của các phần mộ nằm đây qua lại cũng nhiều nên lâu dần cũng đỡ sợ hơn.

Chị Nguyễn Thị Thành có 3 năm làm công việc đặc biệt này (Ảnh: Nguyễn Ngoan).

Chị Thành chia sẻ, từ ngày phụ trách công việc có chút tính chất tâm linh này, chị thấy khỏe hơn, mọi việc trong nhà cũng suôn sẻ, chồng chị còn hay nói có lẽ do các cụ phù hộ.

"Có những ngôi mộ được an táng ở đây nhưng con cái ở xa trong miền Nam hay tận bên nước ngoài, một năm, thậm chí vài ba năm mới về một lần. Nhưng không vì vậy mà mình làm ẩu được", chị Thành nói.

Với chị Thành mỗi công việc đều có những nguyên tắc riêng, nghề chăm sóc mộ cũng không ngoại lệ. Trước mỗi buổi dọn dẹp chị luôn thắp hương xin phép, không tự ý hái hoa, bẻ cành mà không được sự đồng ý của người nhà.

"Có một điều đặc biệt quan trọng tuyệt đối không thể làm là giẫm, ngồi lên phần mộ, dùng đồ lễ của người này cúng cho người kia", chị Thành nhấn mạnh.

Theo chị Thành, ngày thường có khoảng 100 nhân viên phụ trách chăm sóc, lau chùi mộ. Mọi người được sắp xếp phụ trách những phần mộ khác nhau như mộ đơn, mộ đôi, mộ gia đình. Công việc được quay vòng từng ngày, hôm nay dọn dẹp phần mộ này, ngày mai sẽ chuyển qua phần mộ khác. Mọi người luân phiên cắt tỉa cây cỏ, lau chùi bia mộ.

Vào dịp lễ Vu Lan, Tết hay ngày giỗ, số lượng người dọn dẹp đông hơn, công việc của chị Ngạn và chị Thành cũng nhiều hơn. Tùy yêu cầu của từng nhà, các nhân viên như hai chị sẽ thắp hương, chuẩn bị lễ cúng, khấn bái hộ khách hàng.

Gắn bó với nghề "giúp việc" cho người chết nhiều năm, chị Ngạn hay chị Thành  nắm rõ cả "nội tình" của từng ngôi mộ. Đưa tay chị một ngôi mộ chị Thành đọc vanh vách ngày giỗ của các cụ, quê quán hay con cái các cụ làm gì, ở đâu, một năm lên mấy lần, hay thậm chí trước đây cụ làm gì các chị đều biết.

Cũng làm việc tại nghĩa trang nhưng không phụ trách công việc dọn dẹp mộ như chị Thành hay chị Ngạn, chị Trần Thị My (46 tuổi, ở Lương Sơn, Hòa Bình) lại làm công việc mà ít người phụ nữ dám là trông mộ đêm. Gắn bó với công việc trông mộ ở nghĩa trang đến nay đã hơn chục năm, chị My mỗi tối đều cầm đèn pin đi soi từng ngôi mộ ở những quả đồi khác nhau.

Xung quanh tối đen như mực, hàng trăm ngôi mộ xếp thành hàng, giữa những con đường nhỏ, chị My một mình một đèn pin soi rọi để kiểm tra xem có người phá mộ, hay con trâu con bò nào đi lạc vào giẫm lên các phần mộ không.

Cứ thế từ 18h30 tối đến 1h-2h sáng hôm sau, có hôm lại 1h-2h sáng đến tận khi mặt trời mọc, chị My đi từng ngôi mộ để "bảo vệ giấc ngủ" cho các cụ nằm tại đây.

"Công việc chính của tôi là trông nom mộ buổi tối, ở đây là khu vực đồi núi dễ có trâu bò đi lạc vào, hay phòng cả những người phá mộ ban đêm", chị My nói.

Chị My đi tuần nghĩa trang đêm (Ảnh: Nguyễn Ngoan).

Người phụ nữ cho biết nếu có những ngôi mộ mới vào chị có thể phụ thắp hương cho người đã khuất, hay mỗi khi có người mất chuyển về nghĩa trang an táng, chị lại làm thêm công việc đón mộ. Chị chuẩn bị từ phông bạt, bàn ghế, nước nôi, thậm chí chị trợ giúp khi hạ mộ, rồi lại dọn dẹp hết mọi thứ khi người nhà khách hàng ra về.

"Có người về an táng lúc 4h sáng thì tôi phải có mặt trước đó từ lúc 3h sáng để chuẩn bị. Sau khi an táng xong tôi lại dọn dẹp sạch sẽ mới ra về", chị My chia sẻ.

Mùa hè thì không sao, nhưng mùa đông nhiều đêm mưa, rét chị vẫn một mình mặc áo mưa lọ mọ đi kiểm tra từng phần mộ. Nhiều người hỏi chị có sợ không, nhưng người phụ nữ chỉ cười trả lời: "Người sống mới sợ chứ người chết rồi thì sợ gì nữa".

Với chị chỉ cần mình không làm gì sai trái, bảo vệ phần mộ cho họ thì chẳng có gì phải sợ, ngược lại có khi còn được các cụ phù hộ.

Cùng làm công việc bảo vệ mộ như chị My, chị Nguyễn Thị Tâm (33 tuổi ở xã Mông Hóa, thành phố Hòa Bình) lựa chọn làm ca sáng vì bận con nhỏ.

Cũng như chị My, hàng ngày chị Tâm đi xe lên đỉnh đồi rồi đi bộ kiểm tra từng khu mộ xem đã được dọn sạch chưa, có gặp vấn đề, hư hỏng hay bị trâu bò phá hoại không.

Chị Tâm là một trong những người trẻ tuổi nhất làm việc tại nghĩa trang, chị vào nghĩa trang làm năm 30 tuổi. Khi bắt đầu công việc trông mộ chị cũng sợ hết vía khi phải một mình đi "ngắm mộ" ngày 2 lần, bắt đầu 6h30-18h30.

"Hôm đầu, tôi cũng hãi lắm, xung quanh hàng trăm ngôi mộ, di ảnh người đã khuất cảm giác như đang nhìn chằm chằm mình, nhang khói nghi ngút chỉ muốn bỏ chạy ngay", chị Tâm nói.

Nhưng làm nhiều rồi cũng quen, khác với không khí vắng lặng ở các khu nghĩa trang khác ở đây thi thoảng chị Tâm lại gặp các cô dọn mộ, hay những nhân viên phụ trách trồng cây xanh, rồi cả người nhà của các phần mộ lên thăm nên cũng đỡ sợ hơn.

Chị Tâm là người trông mộ trẻ nhất ở nghĩa trang (Ảnh: Nguyễn Ngoan).

"Con tôi còn nhỏ nên được ưu tiên không phải trực đêm, chứ nhìn chị My tôi cũng ngưỡng mộ lắm. Trực buổi sáng đôi lúc tôi còn thấy sợ, chứ trực ban đêm như chị ấy tôi chưa dám thử", chị Tâm nói về đồng nghiệp của mình.

Theo chị Tâm làm ca sáng như chị thì sẽ phải đi một mình, làm từ sáng tới tận chiều tối. Còn ca đêm sẽ có hai người luân phiên nhau để đảm bảo giấc ngủ.

"Ca đêm chỉ mỗi chị My là con gái thôi, còn toàn các anh, các chú", chị Tâm cho hay. Dù ca sáng hay ca tối mức lương của mọi người đều xuất phát điểm như nhau, khoảng 6 triệu đồng/tháng. Những người có thâm niên lâu năm sẽ được tăng lương theo quy định của nghĩa trang.

Ông Trần Tuấn Anh - Tổng giám đốc Công ty Toàn Cầu, chủ đầu tư Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên - cho biết khu vực mộ tại Lạc Hồng Viên có diện tích khoảng 98 ha, được xây dựng năm 2009. Các phần mộ được chia ra mộ đơn, mộ đôi, mộ gia đình (gia đình lớn, gia đình nhỏ) và mộ gia tộc.

Tất cả khu vực đều có bảo vệ, từng phần mộ có nhân viên chăm sóc dọn dẹp định kỳ.

"Chúng tôi có 200 nhân viên túc trực dọn dẹp các phần mộ tùy từng thời điểm. Ngày lễ Tết sẽ nhiều nhân sự hơn, 100% các phần mộ ở đây được hưởng chế độ thay người thân chăm sóc, từ khuôn viên, cỏ cây, thắp hương vào mùng một, ngày rằm, lễ, Tết", ông Tuấn cho hay.

(Thanhuytphcm.vn)  - UBND TPHCM vừa có văn bản về việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp xã hội khẩn cấp theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

Theo đó, căn cứ Điều 14 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí mai táng (chính sách trợ giúp xã hội khẩn cấp); nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí mai táng cho hộ gia đình có người chết do Covid-19 tại cộng đồng do người nhà tự tổ chức thực hiện mai táng đảm bảo đúng quy định pháp luật hiện hành, UBND TPHCM có ý kiến chỉ đạo về đối tượng, thủ tục hỗ trợ, mức chi cho hộ gia đình có người chết do Covid-19 tại cộng đồng do người nhà tự tổ chức thực hiện mai táng (sau đây viết tắt là hộ gia đình) trên địa bàn TPHCM.

Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP) và Giấy báo tử của đối tượng gửi Chủ tịch UBND cấp xã nơi cư trú. Trong thời hạn 3 ngày làm việc sau khi nhận được đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định.

Mức chi là: 18.000.000 đồng/trường hợp người chết do nhiễm Covid-19.

Đối với các trường hợp phát sinh từ ngày công bố ca nhiễm bệnh Covid-19 đầu tiên trên địa bàn Thành phố (ngày 29/4/2021) đến ngày 30/6/2021: Sử dụng nguồn trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua cơ quan, tổ chức. Trường hợp thiếu kinh phí, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức có văn bản báo cáo UBND Thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Y tế tổng hợp, báo cáo đề xuất).

Đối với các trường hợp phát sinh từ ngày 1/7/2021 trở đi (ngày Nghị định số 20/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành): Ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành; nguồn trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua cơ quan, tổ chức. Trường hợp thiếu kinh phí, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức có văn bản báo cáo UBND Thành phố (thông qua Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế tổng hợp, báo cáo đề xuất).

UBND TPHCM cũng lưu ý: Trường hợp đối tượng quy định tại Mục 1 Công văn này đủ điều kiện được hỗ trợ chi phí mai táng với các mức hỗ trợ khác nhau, thì chỉ được hưởng một chính sách với mức hỗ trợ cao nhất. Đối tượng quy định tại Mục 1 Công văn này không thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng theo Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 10/3/2015 của UBND Thành phố về chính sách hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng trên địa bàn TPHCM.

UBND TPHCM giao UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức triển khai tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND Thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Y tế) trước ngày 5 hàng tháng.

Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND Thành phố bố trí nguồn kinh phí thực hiện. Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp hướng dẫn UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức thực hiện việc thống nhất xác định nguyên nhân chết đối với người chết do dịch bệnh Covid-19 tại cộng đồng. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại Công văn này; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho UBND Thành phố theo quy định.

View Full Version : Tiền lo mai táng cho người chết có được trừ vào thừa kế không

các bác cho em hỏi cái a và b là vợ chồng có 500 tr tài sản chung, a chết đột ngột không để lại di chúc. tiền mai táng cho a là 20 tr. Vậy 20tr này sẽ được trừ vào 500 triệu của chung hay trừ vào 250tr của a rồi chia thừa kế như bình thường?

Chào bạn! Di sản của ông A là 500/2 = 250tr. Điều 683 BLDS. Thứ tự ưu tiên thanh toán Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây: 1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Như vậy, trừ trong di sản của ông A thôi

Bộ luật dân sự quy định: Điều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây: 1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; ..... Trong trường hợp này, mình nghĩ phần chi phí cho việc mai táng sẽ trừ vào di sản (250 triệu) chứ không trừ vào khối tài sản chung của cả vợ và chồng. Số tiền được trừ phải là chi phí hợp lý cho việc mai táng.con số 20 triệu bạn đưa ra cần được xác định lại xem đã hợp lý theo tập quán chưa.

vBulletin v3.6.1, Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.

VTV.vn - Rạng sáng nay (21/12), Công an phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM nhận tin báo trên địa bàn xảy ra một vụ án mạng.

Giorgos Seferis (1900–1971) là nhà thơ người Hy Lạp. Ông được trao giải Nobel văn chương năm 1963. Helen                      TEUCER:          … nơi Cyprus biển bọc, nơi Apollo                                                   ra lệnh … Continue reading →

Joseph Brodsky sinh năm 1940 ở Leningrad và định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1972 sau khi bị chính quyền Liên Xô trục xuất. Ông được trao giải phê … Continue reading →

Yannis Ritsos (1909–1990) là nhà thơ người Hy Lạp. Phụ nữ Phụ nữ rất xa cách. Ga trải giường của họ có mùi “chúc ngủ ngon.”Họ đặt bánh mì xuống … Continue reading →

Octavio Paz (1914–1998) là nhà thơ người Mexico. Ông được trao giải Miguel de Cervantes năm 1981, giải văn chương quốc tế Neustadt năm 1982, và giải Nobel văn chương … Continue reading →

Cesare Pavese sinh năm 1908 ở Santo Stefano Belbo thuộc tỉnh Cuneo, Ý. Sau một thời gian ngắn bị giam giữ vì các hoạt động chống phát xít năm 1935, … Continue reading →

Constantine P. Cavafy (1863–1933) là nhà thơ người Hy Lạp. Trên phố Khuôn mặt hấp dẫn của anh có phần nhợt nhạt,đôi mắt hạt dẻ trông mệt mỏi, choáng váng,hai … Continue reading →

Primo Levi sinh năm 1919 ở Turin, Ý. Là một nhà hóa học, ông bị bắt trong Thế chiến thứ II do tham gia phong trào kháng chiến chống Phát … Continue reading →

Bertolt Brecht (1898–1956) là một trong những nhà soạn kịch và đạo diễn sân khấu người Đức có ảnh hưởng lớn trong nửa đầu thế kỷ 20. Ông cũng làm … Continue reading →

Czesław Miłosz (1911–2004) là nhà văn, nhà thơ, và dịch giả người Ba Lan. Ông được trao giải văn chương quốc tế Neustadt năm 1978 và giải Nobel văn chương … Continue reading →

Louise Glück (1943–2023) là nhà thơ người Mỹ. Bà được trao giải Pulitzer cho thơ năm 1993, giải Sách Quốc gia Mỹ cho thơ năm 2014, và giải Nobel văn … Continue reading →

Zbigniew Herbert (1924–1998) là nhà thơ người Ba Lan. Ông được trao giải nhà nước Áo cho văn chương châu Âu năm 1965, giải Herder năm 1973, và giải Jerusalem … Continue reading →

Adam Zagajewski (1945–2021) là nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận người Ba Lan. Ông được trao giải văn chương quốc tế Neustadt năm 2004 và giải Heinrich Mann năm … Continue reading →

Ngày 6-6, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đầm Dơi-Cà Mau đã bắt tạm giam Bùi Thị Thúy (SN 1978, ngụ ấp Chánh Tài, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi) vì gây ra cái chết của bà Trần Thị Thơm (SN 1961, ngụ ấp Minh Hùng, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi). Các đối tượng có liên quan cũng bị triệu tập để điều tra mở rộng vụ án.

“Thầy pháp” Bùi Thị Thúy tại cơ quan điều tra và những dụng cụ hành nghề (ảnh dưới)

Theo báo cáo của Công an huyện Đầm Dơi, thời gian gần đây, bà Trần Thị Thơm có những biểu hiện về bệnh tâm thần khi hay quậy phá, đánh đập người khác và vui buồn bất thường.

Cho rằng mẹ bị ma nhập nên ngày 3-6, hai người con của bà  Thơm là Nguyễn Văn Đô và Nguyễn Thị Đèo đưa bà sang nhà “thầy pháp” Bùi Thị Thúy để trục xuất “ma”. Tại nhà Thúy, bà Thơm được phán là bị ma ám nên cần mua một cặp vịt, một con gà và mâm trái cây để cúng rồi mới trị bệnh.

“Thầy pháp” chỉ mới học... lớp 3

“Thầy pháp” Bùi Thị Thúy chỉ học đến lớp 3. Khoảng tháng 10-2009, Thúy bắt đầu “trị bệnh” cho nhiều người mà theo Thúy là để làm phước. Nhưng con của bà Thơm cho biết Thúy từng gợi ý phải cho tiền nếu như bà Thơm được trị hết bệnh.

Từ 18 giờ đến 19 giờ 30 phút cùng ngày, Thúy đã trị bệnh cho bà Thơm bằng cách bắt nằm trên nền gạch, lấy 12 cây đèn cầy thắp xung quanh và dùng 2 miếng gỗ đước dẹp có vẻ bùa đánh vào người.

Khi nạn nhân chống cự thì Thúy kêu người trói lại để tiếp tục đánh. Sau khi đánh xong, Thúy không cho mở trói mà kêu người nhà khiêng bà Thơm lên giường ngủ.

Hai ngày sau đó, Thúy lấy nhang thổi vào người, lấy cây đánh tới tấp và lấy dao lam cắt vào lưng bà Thơm.

Khi gia đình phát hiện bà Thơm trong trạng thái mặt xanh đen, hơi thở yếu ớt thì Thúy mới ngừng tay và kêu người nhà chở đi bệnh viện. Tuy nhiên, theo kết luận của bác sĩ, bà Thơm đã tử vong trước đó.

Tại cơ quan điều tra, Thúy khai đã từng chữa bệnh cho nhiều người và trực tiếp “trừ tà” cho gần 20 người. Việc bà Thơm chết là do... xui (!?).

Thế nhưng, khám nghiệm tử thi cho thấy bà Thơm chết do sốc phản xạ ngưng tim, ngừng thở sau chấn thương. Trên bụng, lưng, thân, hai tay, chân xuất hiện nhiều vết bầm tím do bị đánh.