Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chắt phần nước rỉ được từ cá, tôm và xác động vật nhuyễn thể khác được ướp muối lâu ngày. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam và Thái Lan, để chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn khác.Tại miền nam Trung Quốc, nước mắm cũng được sử dụng, nhưng chỉ dùng để làm dầu hay gia vị trong các món súp và thịt hầm.Trên phương diện khoa học, nước mắm là hỗn hợp muối với các amino acid được chuyển thể từ protein trong thịt cá qua một quá trình thủy phân có tác nhân là các hệ enzyme có sẵn trong ruột cá cùng với một loại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn.

Bình gốm kiểu amphorae đựng garum

Các bình gốm đựng nước mắm cổ Garum của La Mã thường có dạng đáy nhọn, gọi là kiểu bình amphorae. Kiểu bình này sẽ có 3 điểm lợi.  Một là dễ đứng trên bề mặt mềm như cát, đất.  Hai là khi chuyển hàng đường biển sẽ được xếp chồng lên nhau dễ dàng, lên đến 5 lớp, những bình ở lớp dưới sẽ có đế cắm vào.  Và thứ ba, kỹ thuật làm bình gốm vài ngàn năm trước ưa thích đáy nhọn để ít bị vỡ chỗ liên kết đáy bình và thành bình gốm.

Công đức của các hàm hộ (nhà thùng) nước mắm

Đến thế kỉ 19 và 20, nhờ công sức của các hàm hộ mà Phan Thiết đã trở thành vựa sản xuất nước mắm chính của cả nước, với sản lượng vô cùng lớn. “Hàm hộ” là từ địa phương mà người Phan Thiết dùng để gọi các chủ nhà thùng lớn Tiêu biểu nhất là ông tổ nghề nước mắm Trần Gia Hòa. Người được vua Nguyễn ban chức quan bát phẩm vì đã có công cho nước mắm vào tĩn và chở bằng ghe bầu đi bán khắp cả nước. Hàm hộ thứ 2 chính là bà Lục Thị Đậu, người được triều đình Huế ban tặng 4 chữ “Hào Nghĩa Khả Gia” vì đã dùng tiền kinh doanh nước mắm để mở con đường lớn Mũi Né – Phan Thiết xưa.

Sản xuất Garum các đây 2000 năm, thời kì La Mã

Lịch sử nước mắm đã bắt nguồn từ hơn 2,000 năm trước. Vào thời kì La Mã, xuất hiện một loại gia vị đặc biệt gần giống nước mắm ngày nay, có tên là garum. Garum được tìm thấy đầu tiên ở Hy Lạp, trong những chiếc vò cổ trên các con tàu bị đắm. Sau đó, người ta dần phát hiện ra các xưởng sản xuất Garum cổ tại Ý, với qui mô lớn nhất là ở Pompeii. Ngày nay, các bình gốm đựng Garum vẫn được trưng bày trong bảo tàng ở thành phố Pompeii.

Các nhà khoa học đã phân tích vài mẫu garum cổ còn sót lại. Kết quả, các acid amin, chất mặn ngọt có trong Garum giống với các thành phần của nước mắm chúng ta đang ăn. Người La Mã dùng cá cơm, cá thu, cá ngừ,…bỏ xương và giữ nguyên nội tạng, ướp với muối trắng và thảo dược. Phơi cho hỗn hợp lên men, rồi ép lấy nước cốt, đó chính là Garum. Do sự quý hiếm của muối ở Châu Âu, nên một bình gốm Garum thời ấy có giá rất đắt, xấp xỉ 500USD thời nay.

Người La Mã đem Garum vào Chăm Pa thông qua con đường tơ lụa trên biển

Dần dà, garum trở thành món hàng mà đế chế La Mã đem đi trao đổi buôn bán với các nước khác thông qua con đường tơ lụa trên biển. Hải trình của con đường tơ lụa này xuất phát từ cực tây Thành Roma, men theo bờ biển Nam Ấn Độ, vào Thái Bình Dương và đến vương quốc Chămpa. Từ đây, các thương buôn Ấn Độ đã mang rất nhiều thứ truyền bá vào Chămpa. Họ còn dạy người dân nơi đây cách cách làm Garum và biến nó thành một loại gia vị phổ biến của người Champa tại Phan Thiết.

Nhưng mãi đến khi cuộc liên hôn giữa công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Khoa và vua Po Rome diễn ra, mối giao hảo giữa hai nước Chăm – Việt mới thật sự được thiết lập. Nhờ đó, mà người Việt mới biết đến Garum và học được cách ủ chượp từ người Chămpa. Từ “ủ chượp” đó cũng bắt nguồn từ tiếng Chăm, với tên gọi nguyên thủy là Chsơt Chsot Thin. Sau này, đọc trại đi thành từ chượp.

Do trước đó Đại Việt đã có nhiều loại mắm khô, nên khi biết đến Garum có dạng lỏng, ngư dân Việt thời đó hay gọi là “mắm nước” – về sau, dần quen gọi là nước mắm.

Kể từ năm 1693, cách đây hơn 300 năm, khi Chăm Pa đã sát nhập hoàn toàn với Đại Việt, nước mắm mới bắt đầu phổ biến trong bữa cơm của người dân nước ta. Cái nôi của nước mắm thời ấy chính là ở Phan Thiết thuộc Trấn Thuận Thành, Chăm Pa xưa. Tên gọi Phan Thiết ngày nay cũng chính là đọc trại đi từ tiếng Chăm “Hamu Lithít”, “hamu” nghĩa là xóm ruộng đồng, “lithít” nghĩa là gần biển.

Kế thừa phương pháp ủ chượp từ người Chăm, cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi với nguồn cá cơm ngon và muối tinh khiết chất lượng, ngư dân Phan Thiết đã đưa nước mắm Việt phát triển lên một tầm cao mới. Khởi đầu chính là sự thay đổi trong qui mô sản xuất, bằng cách học tập kĩ nghệ làm thùng ủ rượu vang của những thương buôn châu Âu.

Từ đó, ngư dân làng chài Phan Thiết đã tạo ra những thùng lều ủ chượp nước mắm bằng các loại gỗ mềm như bằng lăng, mít, bờ lời…rồi niền lại bằng dây mây tre rừng, dùng vỏ tràm để xảm lại cho thật khít.

Để có thể làm thương mại, đem đi bán khắp nơi, thì nước mắm sau khi ủ chượp trong thùng lều, sẽ được cho vào tĩn. Đó là một dạng hũ nhỏ, làm bằng đất sét đã nung chín, hình tròn bầu, hông phình ở giữa và trét kín bằng hỗn hợp vôi, mật mía và nước dây tơ hồng. Ngày xưa, nhắc đến Phan Thiết là người ta nghĩ ngay đến những tĩn gốm đựng nước mắm. Người xưa xếp chồng thành nhiều lớp cao trên ghe bầu, thời đó, ghe bầu là phương tiện chuyên dùng để chở các tĩn nước mắm đi khắp các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam.

Bảo tàng nước mắm và quá trình khôi phục nước mắm Tĩn xưa

Sau gần 50 năm bị lãng quên, nước mắm tĩn Phan Thiết đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Tuy nhiên, bảo tàng Làng Chài Xưa vẫn còn đủ tư liệu và nghệ nhân để khôi phục lại hương vị nước mắm 300 năm ấy. Được kéo rút trực tiếp từ thùng lều gỗ chín chậm với cá cơm than to béo tươi và muối tinh khiết, nước mắm Tĩn ngày nay là loại nước mắm rin nguyên chất làm từ những giọt “nước mắm nhỉ nước đầu” quý giá hơn cả nước mắm nhỉ thông thường. Đặc trưng của nước mắm Tĩn là sự sánh đặc thịt cá, hậu vị dịu ngọt và hương vị thơm ngon đọng rất lâu trong cổ họng, mà chỉ cần ăn không với cơm trắng, cũng đủ ngon hơn nhiều sơn hào hải vị.

Đặc biệt, khi được đựng trong tĩn gốm, không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nước mắm Tĩn sẽ được lên men lần 2, khiến hương vị càng thêm đậm đà.

Nước mắm Tĩn ngày nay sẽ là cầu nối cho những giá trị truyền thống từng bị đứt gãy của nước mắm Việt. Hơn thế, với sự ra đời của bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa, hi vọng gu nước mắm truyền thống sẽ trở lại và nước mắm sẽ được trân trọng như vật báu quốc gia, đầy tinh túy và rất riêng của người Việt.

Mua nước mắm rin trong Tĩn gốm của Phan Thiết tại đây: https://nuocmamtin.com/product/nuoc-mam-tin-nhan-xua/

Hoặc mua trực tiếp tại Tiki để được giao hàng tận nơi: https://tiki.vn/cua-hang/nuoc-mam-tin

Hoặc xem thêm đại lý của nước mắm Tĩn tại đây: https://nuocmamtin.com/dai-ly/

Xem thêm bài ý nghĩa họa tiết được vẽ trên tĩn nước mắm: https://nuocmamtin.com/y-nghiia-cac-hoa-tiet-tren-tin-nuoc-mam/

Cùng với Việt Nam, người dân ở các quốc gia như Singapore, Cuba, Triều Tiên hay Trung Quốc cũng phải bỏ ra số tiền lớn hơn nhiều so với các nước khác để được sở hữu một chiếc ô tô.

Mỹ là quốc gia đáng mơ ước với những người có ý định sở hữu xe hơi, với giá xe thấp, nhiên liệu rẻ, và hệ thống đường sá tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có những điều kiện lý tưởng như vậy. Ở một số nước, chi phí bỏ ra để sở hữu một chiếc xe bình thường có khi tương đương với giá trị của một chiếc siêu xe.

Kể từ khi dỡ bỏ lệnh cấm mua bán xe vào năm 2011, thị trường xe cộ tại Cuba đã bắt đầu chuyển mình. Tuy nhiên, mức thu nhập quá thấp và giá xe trên trời khiến xe hơi vẫn là một thứ xa xỉ không có trong giấc mơ của đa số người dân nơi đây.

Một chiếc Lada đời 1970 có giá khoảng 12.000 USD ở Cuba. Một chiếc Hyundai Santa Fe đã qua sử dụng đời 2010 được niêm yết giá 90.000 USD, trong khi giá xe mới tại Mỹ chỉ từ 25.000 đến 30.000 USD. Chiếc Hyundai Accent đã qua sử dụng, đời 2011 cũng được niêm yết giá 51.500 USD tại Cuba.

Thậm chí, chiếc Peugeot 508 mới, đời 2013 hiện được bán với giá 263.185 USD, trong khi mẫu xe này phiên bản cao cấp nhất cũng chỉ có giá 37.000 USD tại Mỹ.

Tại quốc đảo nhỏ bé này, việc ùn tắc giao thông là nỗi ám ảnh đối với nhiều người, vì vậy, họ tìm mọi cách giảm ùn tắc bằng cách đặt ra hàng rào thuế quan, khiến người bình thường hầu như không thể sở hữu xe hơi. Tại Singapore, xe hơi rất đắt tiền, và bạn không thể sửa xe một cách dễ dàng.

Giá một chiếc Lamborghini Aventardor LP700-4 tại quốc gia này là 1,2 triệu USD. Một chiếc Toyota Fortuner có giá 150.000 USD, hay một chiếc Corolla Altis được niêm yết 104.000 USD. Giá của một chiếc Scion FR-S mới là 135.421 USD.

Mặc dù giá xe cao ngất ngưởng như vậy, nhưng vẫn không thể ngăn được giới giàu có tại quốc gia này sở hữu xe hơi. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng chục chiếc Lamborghini nối dài trên phố khi đi du lịch tại Singapore.

Nếu may mắn nắm được một chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị nơi đây, bạn sẽ có cơ hội sở hữu xe hơi. Đây có lẽ là đất nước có tỷ lệ sở hữu xe hơi thấp nhất trên thế giới. Chỉ có 30.000 chiếc xe trên tổng số 24 triệu dân.

Tại quốc gia này, rất hiếm khi xuất hiện một chiếc Mercedes. Hầu hết xe hơi được sản xuất tại nhà máy Bình Nhưỡng 4.10, một nhà máy được dùng sản xuất xe GAZ-51 (một loại xe tải nhẹ của Liên Xô trước chiến tranh). Vì vậy, những chiếc xe tải chạy trên đường phố trở thành nét đặc trưng không thể nhầm lẫn tại Bình Nhưỡng.

Hầu hết mọi người không thể sở hữu một chiếc xe hơi, và thị trường xe hơi nơi đây phụ thuộc khá nhiều vào những quyết sách của chính phủ. Chính sách phân phối nhiên liệu và giấy phép đi lại khá phức tạp.

Có lẽ không cần giới thiệu nhiều, bởi Việt Nam quá nổi tiếng với những “siêu xe triệu đô”. Mức thuế, phí được tính theo kiểu cộng dồn khiến giá xe tại Việt Nam thường bị đội lên gấp 3 lần giá gốc. Để sở hữu một chiếc Toyota Vios 1.5 nhập khẩu, người Việt phải chi 28.000 USD. Toyota Corolla Altis 2.0 có giá 43.000 USD, hay một chiếc Toyota Fortuner cũng có giá 43.000 USD. Toyota Camry 2.5G có giá 61.000 USD, trong khi mức giá tại Mỹ của mẫu xe này là khoảng 22.000 USD. Giá một chiếc BMW 760Li là 318.000 USD, so với con số tại Mỹ chỉ là khoảng 140.000 USD.

Hãy tưởng tượng, một chiếc Toyota Prius bình thường có giá 60.000 USD. Nếu mức giá đó vẫn chưa đủ làm bạn choáng, hãy nhìn sang một chiếc Chrysler 300C, nó được bán giá 110.000 USD. BMW M3 được bán giá 175.000 USD. Nếu muốn một chiếc siêu xe Ferrari 458 Italia, bạn sẽ phải chi không dưới 700.000 USD. Rolls-Royce Phantom được bán giá 1 triệu USD.

Tại quốc gia này, sẽ không khó để bắt gặp những chiếc Mercedes Benz S280. Thật kỳ quặc nhưng đó là sự thực. Một chiếc xe to lớn như S-class nhưng được đẩy bằng động cơ bé tẹo, và phải mất 15 giây để tăng tốc từ 0-100 km/h. Động cơ nhỏ nhằm mục đích lách mức thuế cao. Một chiếc S600 được bán giá 300.000 USD, trong khi tại Mỹ, chiếc xe này có giá 120.000 USD.

Tại quốc gia này, một chiếc Scion FR-S được niêm yết 73.529 USD. Mercedes SLS AMG được bán giá 600.000 USD, Bentley Mulsanne 873.000 USD, Honda Civic 2.0 40.000 USD, hay Toyota Camry 2.5G có giá 56.000 USD.

Những chiếc xe hạng trung như Honda Accord và Toyota Camry được xem là xe hơi sang trọng. Thậm chí, những tính năng an toàn đều bị các đại lý cắt bớt để giảm chi phí. Thuế tiêu thụ đặc biệt và chính sách bảo hộ những hãng sản xuất xe hơi nội địa khiến giá bán cao khủng khiếp. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những chiếc Proton chạy đầy đường, và những chiếc xe nhập là đồ chơi xa xỉ của giới nhà giàu.

Đây là những quốc đảo tại vùng biển Caribbean. Giá một chiếc Kia Soul đời 2012 đã chạy 15.000 km được niêm yết 22.000 USD, trong khi chiếc xe như thế này được bán giá 11.000 USD.  Một chiếc Toyota FJ Cruiser chạy 24.000 km được niêm yết giá 48.000 USD. Tất nhiên mức giá này vẫn còn mềm hơn nhiều so với Việt Nam.

Đường sá nơi đây đẹp đến mơ mộng, khiến người ta nghĩ là những thiên đường để lái xe, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Mức giá cao không tưởng là bởi hàng rào thuế nhập khẩu nơi đây.

Vee Langs, một quản lý tại đây cho biết St Kitts là một hòn đảo nhỏ bé, và khó có thể tìm kiếm một chiếc xe mới tại nơi này. Khi bạn bị hỏng đèn một chiếc Toyota, bạn phải mất nhiều năm sưu tầm từ các đại lý, nhưng không phải ai cũng may mắn mua được.

Vee Langs hiện đang lái một chiếc Toyota Sprinter Cielo hatchback đời 1990, tay lái thuận, 5 tốc độ. Nó là chiếc xe hoàn hảo trên hòn đảo này trong con mắt của nhiều người. Anh cho biết rất hiếm khi lái xe, bởi nhiên liệu là một mặt hàng xa xỉ.

Có lẽ khá nhiều người bất ngờ khi Vương quốc Anh lại được xếp vào một trong những nơi có giá xe đắt nhất. Nhưng mọi việc đều có nguyên nhân. Tại đây, những chiếc xe cũ giá rẻ rất khó được lưu hành, bởi Anh là quốc gia duy nhất tại châu Âu sử dụng tay lái nghịch.

Rất khó khăn để sở hữu chiếc xe thứ hai tại Anh. Giá xe rất rẻ, nhưng mức giá bảo hiểm đắt khủng khiếp. Nếu chiếc xe có trị giá 1.000 bảng, mức phí bảo hiểm sẽ dao động từ 4.500 đến 9.000 bảng.

Tại Brazil, mức thuế để sở hữu một chiếc xe mới là 100%, rất ít lựa chọn về mẫu mã xe, thuế nhiên liệu bị đánh quá nặng, thủ tục quá rườm rà và còn nhiều thứ khác. Chẳng hạn một chiếc Corolla 2014 tại Mỹ có giá 16.000 USD, chỉ được coi như loại xe nhỏ gọn, phổ thông, nhưng Brazil được niêm yết 25.000 USD và xem là loại xe sang trọng.

Xe hơi vẫn là một thứ gì đó tương đối mới mẻ với đại đa số dân Trung Quốc. Giao thông tại quốc gia 1,4 tỷ dân cũng thực sự khủng khiếp. Khói bụi, kẹt xe sẽ dập tắt mọi đam mê của con người. Trung Quốc có xu hướng bảo hộ ngành xe hơi nội địa nên những chiếc xe nhập khẩu phải chịu mức giá cao ngất trời.