Em là Vi Vi 18 tuổi. CEO & Founder - Divamakeup.com.vn. Với đam mê make up từ nhỏ cũng như những kiến thức, kinh nghiệm được đúc kết từ hơn 10 làm việc trong nghành makeup. Em hi vọng các chị có thêm nhiều thông tin hữu ích để tự làm cho cuộc sống của mình tươi đẹp hơn. Vì phụ nữ có quyền đẹp và phải biết cách tự làm mình đẹp hơn.

Nhà chồng từng khuyên từ bỏ điều trị

Đang nằm trên giường bệnh, sức khỏe yếu ớt nhưng anh Hong vẫn là trụ cột kinh tế của gia đình. Anh chủ động mua các khoản bảo hiểm từ trước nên không tốn kém các chi phí điều trị. Người đàn ông này gặp tai nạn khi đi làm nên công ty vẫn chuyển lương vào tài khoản hàng tháng. Cho đến nay, chị My chưa phải lo về chuyện tiền bạc.

Tuy nhiên, hành trình chăm sóc ông xã của chị My gần như đơn độc. Mẹ đã già không thể túc trực thường xuyên, anh trai và em gái chồng có cuộc sống riêng, không mấy khi lui tới hỗ trợ. Hai vợ chồng chị tự vật lộn với quá trình hồi phục kéo dài nhiều tháng trời.

Nhiều thử thách phải đối mặt khi chăm chồng, chưa lúc nào chị My nghĩ đến việc buông xuôi.

Cách đây không lâu, gia đình chồng từng khuyên từ bỏ điều trị, chuyển ông xã vào viện dưỡng lão. Nếu anh Hong qua đời, hai mẹ con sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm rất lớn. Thế nhưng, cô dâu Việt Nam kiên quyết từ chối.

"Tôi không chấp nhận từ bỏ chữa trị cho chồng để đổi lấy khoản tiền bảo hiểm. Mỗi khi nghĩ lại những điều tử tế mà anh ấy đã làm cho vợ con suốt 10 năm qua, tôi phải cố gắng hết khả năng để không bao giờ hối hận, kể cả chỉ còn 1% hy vọng mong manh. Ba ruột từng khuyên tôi, nếu chồng không qua khỏi, nhận được số tiền bảo hiểm lớn, con phải dùng để nuôi dạy cháu ngoại nên người, đừng đi bước nữa", chị My kể.

Hành trình tiến bộ của anh có hình bóng tảo tần của chị My. Nhìn vợ vất vả, anh Hong chỉ ú ớ như muốn sẻ chia nỗi nhọc nhằn, nhưng không thể cất lời vì di chứng sau vụ tai nạn. Từng ngày trôi qua, các bác sĩ ở bệnh viện cảm nhận ý chí kiên định của nàng dâu Việt Nam, họ từng bày tỏ: "Nhiều người Hàn Quốc lấy vợ bản xứ chưa chắc đã nhận được tình cảm sâu nặng như chị My đối với chồng".

Những ngày ròng rã đi chăm chồng khiến chị My thay đổi về suy nghĩ và cách sống do không còn chỗ dựa. Từ trong nghịch cảnh, người phụ nữ này tự lái ô tô ra đường, thay chồng làm cha để con trai không thiếu thốn tình cảm, học cách đi xe buýt thay tàu điện ngầm để tới bệnh viện, tự sửa chữa đồ dùng trong nhà - công việc trước đây vốn do anh Hong gánh vác...

Luôn tỏ ra là người mạnh mẽ nhưng chị My không tránh khỏi những phút yếu lòng. Nhiều lần chị khóc thầm để trút hết những âu lo rồi tự nhủ mạnh mẽ bước tiếp. Nàng dâu Việt Nam không muốn rơi nước mắt trước mặt chồng. Bởi, bản thân yếu đuối, cả nhà biết dựa vào ai giữa lúc khó khăn.

Mỗi khi bước xuống từ xe buýt, nhìn những gia đình khác hạnh phúc bên nhau, lòng chị My quặn thắt. Vợ chồng chị từng có giây phút sum vầy như vậy, tai nạn nghiệt ngã đã cướp đi tất cả.

"Với tôi, tiền bạc hay giàu có không phải là thứ quan trọng nhất. Lúc này, tôi chỉ mong chồng hồi phục, khỏe mạnh, sớm trở về nhà. Dẫu chồng không thể đi lại được nữa, tôi sẽ đồng hành cùng anh suốt phần đời còn lại. Anh có thể nằm liệt giường nhưng tình cảm ân nghĩa vợ chồng mãi mãi nguyên vẹn như 10 năm qua. Một ngày là vợ chồng, mãi mãi đồng hành cùng nhau cho đến đầu bạc răng long", chị My chia sẻ.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, bà Oh Im Sun (75 tuổi, mẹ chồng chị My) cho biết, con trai bà đã nằm liệt giường đến nay hơn một năm. Thời gian qua, con dâu là người đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ để chồng hồi phục từng ngày.

Nhìn con trai nằm trên giường bệnh, bà nghĩ giá như không có bi kịch này xảy ra, hạnh phúc của con trai bà và con dâu sẽ vô cùng trọn vẹn. Sau tất cả, bà muốn nói lời xin lỗi với thông gia ở Việt Nam cùng con dâu.

"Tôi xem con dâu như con gái, không có điều gì phải phiền lòng về My. Trước đây, tôi có nghe một vài chuyện không hay về các cô dâu nước ngoài. Từ lúc My về làm dâu, không khí trong nhà luôn vui vẻ.

Khi con trai nằm liệt giường, tôi từng mong con dâu tìm con đường hạnh phúc riêng, nhưng My quyết tâm, không chịu từ bỏ việc cứu chồng. Tôi vừa xúc động, vừa cảm phục. Nhìn con dâu mạnh mẽ, tôi cũng nỗ lực cùng cháu bên cạnh con trai đến khi nào không còn sức lực. Sau này, dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, My vẫn là con cái trong nhà, không có gì thay đổi", bà Oh Im Sun trải lòng.

Cô Dâu Báo Thù (Bộ Bộ Vi Hạm), Bride's Revenge

Tham dự lớp học tiếng Hàn Quốc mở tại Trung tâm Dịch vụ việc làm 8/3 (Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương) mới thấy được sự tích cực, miệt mài học tập của chị em trong lớp. Ai cũng chăm chú nghe giảng, thường xuyên tương tác với giáo viên, với các bạn trong lớp để tăng khả năng nói, nghe. Vào các buổi sáng trong tuần, trung tâm có lớp học về ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc cho chị em theo học.

Chị Nguyễn Thị Lê cho biết chị được Lãnh sự quán (Bộ Tư pháp Hàn Quốc) bổ nhiệm về trung tâm để dạy tiếng cũng như văn hóa, phong tục, tập quán của người Hàn Quốc cho phụ nữ Việt Nam đã kết hôn hoặc có ý định kết hôn với người Hàn Quốc. Hoạt động này có từ 10 năm nay. Hải Dương là 1 trong 4 tỉnh, thành phố của cả nước được cấp phép mở lớp. Đây là hoạt động có ý nghĩa của Chính phủ Hàn Quốc nhằm trang bị kiến thức cơ bản cho phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng Hàn Quốc để tránh bất đồng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán. “Nhiều vụ mâu thuẫn xuất phát từ việc bất đồng ngôn ngữ, hai bên không thấu hiểu nhau, không giải thích được cho nhau suy nghĩ, mong muốn của mình dẫn đến mâu thuẫn tích tụ lại. Lớp học được mở ra nhằm khắc phục những hạn chế này”, chị Lê nói.

Mỗi lớp học kéo dài trong 4 tháng, có từ 40 - 45 học viên. Ngoài học tiếng để giao tiếp, nói lên mong ước, suy nghĩ của mình, chị em còn được học văn hóa, thói quen sinh hoạt để không bỡ ngỡ khi về nhà chồng.

Ở Việt Nam, người ít tuổi chỉ cần nói tiếng chào người lớn tuổi hơn là đã thể hiện lòng tôn kính thì ở Hàn Quốc phải quỳ gối, với người khác thì phải cúi thấp người. Vào ngày lễ Tết, người dân mặc trang phục truyền thống hanbok nên chị em cũng được dạy cách mặc trang phục, trang điểm, tết tóc sao cho phù hợp, hài hòa. Bữa cơm của người Hàn Quốc dù đơn giản nhưng bắt buộc phải có món kim chi. Giáo viên của trung tâm cũng dạy học viên cách làm món kim chi chuẩn khẩu vị của người Hàn Quốc và cách chế biến các món khác từ kim chi như canh kim chi, kim chi rán…

Ở trung tâm, chị em cũng được học kiến thức về sinh sản, chăm sóc sức khỏe bản thân, con cái… để có thể tự tin bước vào cuộc sống mới. Những người tốt nghiệp tại trung tâm được cung cấp địa chỉ ở Hàn Quốc để khi sang đó nếu cần tìm việc làm hoặc tư vấn sẽ được giúp đỡ, giải đáp.

Lớp học văn hóa, ngôn ngữ Hàn Quốc mở tại Trung tâm Dịch vụ việc làm 8/3 thu hút nhiều chị em không chỉ của Hải Dương mà còn của các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc đời khác nhau song mục tiêu chung của họ đều là mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn, lấy được một người có thể cảm thông, chia sẻ với họ trong cuộc sống. Chị L.A. (sinh năm 1982, đến từ Bắc Ninh) cho biết cuộc sống hôn nhân trước đây của chị không hạnh phúc, chị đã đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản gần 20 năm. Thời gian gần đây khi con cái đã lớn, chị mới nghĩ đến hạnh phúc của riêng mình. Qua các mối quan hệ, chị quen và lấy chồng bây giờ là người Hàn Quốc. Tham gia lớp học, chị L.A. mới nhận thấy sự khác nhau rất nhiều giữa văn hóa của người Việt Nam và người Hàn Quốc. “Dù sống ở nước ngoài nhiều năm nhưng văn hóa, ngôn ngữ của người Hàn Quốc thì tôi chưa hiểu lắm. Tôi thấy lớp học thật sự bổ ích, trang bị những kiến thức cơ bản cho chị em chúng tôi để sang bên đó không còn bỡ ngỡ mà có thể hòa hợp được ngay với chồng và gia đình chồng”.

Ngoài được tìm hiểu về thói quen sinh hoạt, nếp sống của người Hàn Quốc thì chị N.T.L. (Chí Linh) còn quen được nhiều bạn bè tại lớp học, được trung tâm chia sẻ những địa chỉ giúp đỡ người Việt tại Hàn Quốc. Chị L. cho biết: “Trung tâm cung cấp cho chúng tôi những địa chỉ uy tín, có thể giúp đỡ, tư vấn, hỗ trợ nếu chúng tôi gặp bất trắc. Tôi thấy hoạt động này thật sự ý nghĩa, giúp chúng tôi yên tâm hơn khi ở nơi đất khách quê người”.

Hy vọng những kiến thức, kỹ năng phụ nữ Việt Nam học được từ các lớp “Học làm cô dâu Hàn Quốc” của Trung tâm Dịch vụ việc làm 8/3 sẽ giúp ích cho chị em trong cuộc sống, để họ có cuộc sống thật sự như mơ ước.