Qua khỏi Hậu Mỹ Bắc B, xe chúng tôi vào địa phận xã Đốc Binh Kiều (Tháp Mười, Đồng Tháp). Đốc Binh Kiều, Tháp Mười, Gò Tháp...là những địa danh lịch sử, gợi trong chúng tôi những giai đoạn hào hùng trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước ở phương Nam. Đó là khởi nghĩa chống Pháp của Thiên Hộ Dương, của Đốc Binh Kiều, của di chỉ văn hóa Phù Nam “Gò Tháp”, của câu thơ nổi tiếng thể hiện lòng kính yêu lãnh tụ:

Banner Trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông

Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng với sự nỗ lực của các ngành, địa phương trong công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã mang lại nhiều kết quả đáng phấn khởi, giúp cho nhiều lao động có việc làm và thu nhập ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Để thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thời gian qua các ngành, tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm bằng nhiều hình thức để cung cấp cho người lao động những thông tin cần thiết, cập nhật ngành nghề đào tạo, nhu cầu sử dụng, tuyển dụng lao động trong và ngoài địa phương cũng như Chương trình đưa người lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài để người lao động đưa ra lựa chọn phù hợp với khả năng của mình. Ngoài ra, các địa phương tiếp tục duy trì nghề đan thảm lục bình, tranh thủ lúc nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Nói về công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân tại địa phương mình. Bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phú Điền cho biết:

“Để tạo điều kiện cho người dân nông thôn có được việc làm, có thu nhập ổn định, Phú Điền rất quan tâm đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm tăng thêm thu nhập cho gia đình, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn theo hợp đồng. Năm 2021 Phú Điền đã vận động được 13 lao động đạt chỉ tiêu là 108%, hiện nay còn 4 lao động đang chuẩn bị bay. Trong năm 2022 này, Phú Điền đẩy mạnh tiến độ vận động lao động đi lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng bằng các giải pháp tư vấn, tập trung cho các em học xong lớp 12 không đi học đại học, vận động trong gia đình các em mạnh dạn tham gia đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đây là nguồn thu chính đáng nhất để đảm bảo cho kinh tế gia đình phát triển giàu, khá hơn”

Đối với các hộ dân ở nông thôn, ngoài thời gian làm ruộng, vườn cũng tranh thủ lúc nhàn rỗi đan thảm lục bình để tăng thu nhập, trang trãi chi phí sinh hoạt gia đình. Anh Nguyễn Phước Thành, ấp Mỹ Phú xã Phú Điền cho biết:

“Bà con ở đây làm ruộng, làm vườn, nhờ đan lục bình có thu nhập thêm chút đỉnh, cũng ổn định hơn, bữa nào rảnh không lo ruộng nương thì mình đan, hàng tháng được 1 triệu, triệu mấy, mình chi phí đóng tiền điện, tiền nước này kia cũng đỡ, kinh tế mình thấy cũng đỡ hơn”

Còn gia đình của Anh Dương Văn Thành ở Ấp Hưng Lợi xã Thạnh Mỹ cũng tăng thu nhập cho gia đình từ 1 -  2 triệu đồng/ tháng nhờ nghề đan thảm lục bình. Anh Thành cho biết, cả xóm tham gia làm nghề đan lục bình, có gia đình từ 2 -  3 người ai cũng đan lục bình rất giỏi nên có thu nhập khá. Nhờ vậy mà kinh tế gia đình đã ổn định và khá hơn. Anh Dương Văn Thành chia sẻ:

“Sáng thì đi làm ngoài vườn, nắng lên thì vô đương, tối nghỉ đương tới 8-9 giờ kiếm một tháng triệu mấy, hai triệu 2 triệu mấy, tiền điện, tiền nước cũng được, mình ở không thì không có tiền, nhà kế bên với dài dài xóm làm nhiều lắm. Ta làm hai người, người triệu mấy, hai triệu mấy, hai người cộng lại cũng 5 triệu rồi”

Ngoài giải pháp tạo việc làm cho lao động tại chỗ, các địa phương cũng chú trọng công tác vận động đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm, thu nhập cao như trường hợp của chị Đặng Diễm Kiều ở xã Mỹ An đã tham gia 2 lần đi làm việc hợp đồng theo thời vụ ở nước ngoài, giúp cho gia đình có thêm nguồn thu nhập phát triển kinh tế. Chị Diễm Kiều cho biết:

“Trước đây hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn nhỏ đi chương trình thời vụ làm việc ở bên Hàn Quốc, em đi làm được hai lần rồi 2 năm rồi, thu nhập cũng khá ổn cho gia đình . Em có nguyện vọng mỗi năm sẽ được đi chương trình như vậy, để về giúp cho kinh tế gia đình được phát triển hơn. Qua bên đó em làm bên lĩnh vực nông nghiệp trồng ớt chuông, em đi thời vụ chỉ thu hoạch thôi. Nói chung công việc làm cũng dễ lắm, thu nhập của em đi làm một tháng tính ra tiền Việt Nam 33 -34 triệu. Em đang rất mong được đi tiếp tục cho tới những năm sau đặng mình có một số vốn cải tạo kinh tế, nuôi con ăn học”

Với những giải pháp trên, năm 2021 huyện Tháp Mười đã giới thiệu cho trên 5.130 lượt lao động đi làm việc tại các công ty, xí nghiệp ở trong và ngoài tỉnh; đưa 177 lao động đi làm có thời hạn ở nước ngoài, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 1,82% , hộ cận nghèo là 3,14%.

Để phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được trong thời gia qua, trong thời gian tới  huyện Tháp Mười tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, nhằm giúp cho người lao động có việc làm và thu nhập ổn định, vươn lên trong cuộc sống, góp phần giảm nghèo và xây dựng Nông thôn mới nâng cao ở địa phương. Bà Nguyễn Thị Thúy Lan, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tháp Mười cho biết:

“Trong năm 2022 Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với các ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn, rà soát nhu cầu việc làm của người lao động, định hường nghề nghiệp cho người lao động lựa chọn, tìm việc làm, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao”.

Đồng Tháp Mười là tên gọi của phần trong lãnh thổ Việt Nam của một vùng đất ngập nước phía đông sông Tiền ven biên giới Việt Nam - Campuchia, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp mà trung tâm là thị xã Kiến Tường thuộc tỉnh Long An. Vùng Đồng Tháp Mười rộng 697.000 hecta, có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim. Trong các cuộc chiến tranh chống Pháp và chiến tranh Việt Nam, Đồng Tháp Mười là một trong những chiến khu quan trọng nhất. Trong thập niên 1980, ba tỉnh nói trên đã đẩy mạnh khai hoang vùng Đồng Tháp Mười. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo quan trọng trên thế giới. Đồng Tháp Mười cũng là bối cảnh của bộ phim Cánh đồng hoang nổi tiếng tại Việt Nam.

Người Pháp xác định vùng ngập nước phía đông sông Tiền (sông Basaac) trên biên giới Việt Nam - Campuchia rộng khoảng 700 nghìn ha (7000 km2) trong đó, phần bên Việt Nam rộng khoảng 5300 km vuông.[1] Đó có lẽ là diện tích của vùng ngập nước này trước khi được khai hoang ồ ạt trong nửa cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980.

Đồng Tháp Mười là một đồng lụt kín được bao quanh bởi các giồng đất cao ven biên giới Việt Nam – Campuchia, đê tự nhiên dọc sông Tiền và giồng biển cổ dọc theo Quốc lộ 1 (Tân Hiệp – Nhị Quý, Cai Lậy) và chặn lại bởi sông Vàm Cỏ Đông (Long An).

Đồng Tháp Mười được thành tạo trong phân đại đệ Tứ (Qiv), trên hai đơn vị trầm tích Pleistocen và Holocen cùng với giai đoạn trung gian của Hậu Pleistocen. Quá trình thành tạo hoàn tất của Đồng Tháp Mười được bắt đầu sau thời kỳ Hậu Pleistocen cách đây khoảng 8.000 năm. Nền trầm tích Pleistocen với các vật liệu phù sa cổ không đồng đều được phủ lên bằng vật liệu mới của trầm tích Holocen. Do đó, có thể tìm thấy những gò phù sa cổ và những giồng cát cổ nằm chen lẫn giữa cánh đồng phù sa mới. Dước tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và con người, thông qua sự phong hóa với các tiến trình sinh – hóa xảy ra đã hình thành nhiều nhóm đất khác nhau trong Đồng Tháp Mười. Đất phù sa cổ, đất giồng cổ, đất phèn, đất phù sa và phù sa ven sông.

Sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên: địa mạo, trầm tích, đất, nước và các yếu tố khác đã hình thành những cảnh quan tự nhiên với các hệ sinh thái đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.

Hệ sinh thái rừng tràm (Melaleuca spp.) có thể tìm thấy khá nhiều trong đồng bằng ngập nước. Phạm vi xuất hiện của hệ sinh thái này khá đa dạng, từ vùng triền của đất dốc tụ cho đến đất phèn hoạt động. Những cánh rừng tràm có thể phát triển trên những cánh đồng, đồng thời cũng có thể phát triển khá nhiều dọc theo sông rạch. Tuy nhiên, những cánh rừng tràm nguyên sinh dường như không còn nữa mà chỉ có thể tìm thấy một phần rừng tràm tái sinh với diện tích quá nhỏ so với một vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn.

Hệ sinh thái đồng cỏ ngập nước theo mùa khá phổ biến và chiếm ưu thế trong vùng này xưa kia. Thảm thực vật với các quần xã thay đổi theo môi trường tự nhiên trong từng vùng. Những cánh đồng hoàng đầu ấn (Xyris indica), cỏ năng (Eleocharis sp.), cỏ ống (Panicum repens), cánh đồng cỏ mồm (Ischaemum sp.), cỏ lác (Cyperus sp.) trải rộng khắp vùng này xưa kia vẫn còn tìm gặp khá nhiều ở các khu bảo tồn và vườn quốc gia, mặc dù tính phong phú giữa các loài đã và đang bị suy giảm.

Các loài sen–súng (Nymphaea sp.) cùng các loài thực vật thủy sinh khác chiếm ưu thế và đặc trưng ở các vùng đầm lầy đã bị thu hẹp diện tích do quá trình thoát thủy cải tạo đất cho mục tiêu sản xuất nông nghiệp.

Có thể cho rằng các hệ sinh thái tự nhiên cùng với tính đa dạng sinh học đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười đã bị suy giảm nghiêm trọng, cảnh quan tự nhiên đã thay đổi sau một thời gian khai phá cho mục tiêu phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp chung cho vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long. Trước nguy cơ suy giảm tính đa dạng sinh học và hủy diệt các nguồn gen quý hiếm, một số nỗ lực về công tác bảo tồn và phục hồi tính đa dạng sinh học vùng đất ngập nước trong châu thổ sông Mekong đã được đặt ra. Thông qua những nỗ lực này, các khu bảo tồn thiên nhiên đã được hình thành, và Vườn quốc gia Tràm Chim và Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen là hai khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước rất điển hình được thành lập nhằm thực hiện những mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười.

^ Ở đây chỉ đề cập phần Đồng Tháp Mười trên lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, vùng đất ngập nước này còn trải rộng sang cả lãnh thổ Campuchia, thuộc tỉnh Svay Rieng.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

Tài liệu tại thư viện quốc gia, 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Các vùng đất ngập nước tây sông Hậu: