Môn học Financial Accounting gồm 8 phần:

Cấu trúc đề thi môn Financial Accounting (FA/F3)

Hằng năm, ACCA tổ chức 4 kỳ thi: kỳ thi tháng 3, kỳ thi tháng 6, kỳ thi tháng 9 và kỳ thi tháng 12. Tuy nhiên vào kỳ thi tháng 3 và kỳ thi tháng 9, ACCA không tổ chức thi cho các môn AB, MA, FA mà ACCA liên kết với một số trung tâm để tổ chức kỳ thi này tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Mỗi thí sinh có 120 phút để làm bài thi FA ACCA trên máy tính theo hình thức trắc nghiệm (CBE - Computer Based Exam).

Đề thi môn FA/F3 gồm 2 phần lớn:

Tổng điểm của bài thi FA là 100 điểm, nếu đạt từ 50% số điểm trở lên trở lên thì đồng nghĩa với việc thí sinh đã vượt qua bài thi môn này.

Financial Accounting (FA/F3) là gì?

Nếu xem lộ trình học ACCA phân bổ theo chiều dọc (từ level thấp đến cao) thì môn học Financial Accounting (viết tắt là FA) là môn học đầu tiên trong số những môn học của ACCA. FA là môn học về Kế toán tài chính, được xem là một môn học rất căn bản vì môn học đưa ra tất cả các kiến thức thuộc level đầu tiên (Applied Knowledge) của chương trình học. Hầu hết học viên khi học ACCA thường sẽ chọn môn FA là môn học khởi đầu vì đây là môn học nền tảng, giúp học viên có những kiến thức cơ bản về Kế toán, từ đó học viên sẽ tiếp cận những môn nâng cao như Financial Reporting (FR/F7) và Strategic Business Reporting (SBR/P2) một cách dễ dàng hơn.

Học kế toán trưởng Chứng chỉ bộ tài chính

Học kế toán trưởng được ôn thi liền, Nếu thi đậu sẽ nhận được chứng chỉ bộ tài chính, có cả học Online, biết trước lịch học ngày thi, đào tạo & thi cấp chứng chỉ kế toán trưởng theo thông tư 199/2011/BTC

Ngày 30/9/2016, tại trụ sở Bộ Tài chính, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã họp Phiên Thường kỳ quý III/2016 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Chủ tịch Hội đồng; cùng với sự tham dự của các Thành viên Hội đồng là đại diện các Bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế và một số nhà khoa học.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia chủ trì và phát biểu tại Phiên họp ngày 30/9

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2016, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tăng khoảng 5,93%, trong đó quý III tăng 6,4%, tuy thấp hơn so với mức 6,87% của cùng kỳ năm 2015 nhưng đã tăng khá cao so với quý II và quý I/2016. Ước tính tăng trưởng kinh tế cả năm 2016 đạt khoảng từ 6,3-6,5%. Lạm phát 9 tháng đầu năm 2016 vẫn ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 0,54% so với tháng 8, tăng 3,14% so với tháng 12/2015 và tăng 3,34% so với cùng kỳ năm 2015. Dự báo, lạm phát trong năm 2016 sẽ được kiểm soát dưới 5% như Nghị quyết của Quốc hội đề ra.

Những khu vực có tốc độ tăng trưởng đáng chú ý là nông-lâm nghiệp đã bắt đầu có tăng trưởng trở lại đạt 0,65% (trong khi đó 6 tháng đầu năm là -0,18%); khu vực nông nghiệp và xây dựng tăng 7,5%, cùng kỳ tăng 9,72%, trong đó đáng chú ý là ngành công nghiệp chế biến chế tạo là 11,2%, xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ là 9,1% (cùng kỳ là 10,1% và 9%); khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng là 6,66%, cao hơn mức tăng 6,1% của cùng kỳ.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, GDP của quý IV/2016 phải tăng 8,3% thì mới có thể đạt được mức tăng 6,5% cho cả năm, trong khi bình quân quý IV các năm trước chỉ tăng khoảng 5,6-7%. Với diễn biến lạm phát cơ bản ổn định, tháng 9 so với cuối 2015 tăng 1,58%, cùng kỳ tăng 1,85% vẫn trong khoảng dao động hẹp. Thách thức điều hành tiền tệ cơ bản ổn định. Trong điều kiện lạm phát như vậy thì có dư địa điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2017, nền kinh tế nước ta bên cạnh một số thuận lợi sẽ phải đối mặt với những khó khăn. Dự kiến, GDP năm 2017 tăng 6,7%, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-7%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3%, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%, tổng đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng trên 31,5%...

Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng bày tỏ đồng tình với kết quả điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ trong thời gian qua, cũng như sự phối hợp của hai chính sách này góp phần cho ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Các thành viên Hội đồng cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư để đánh giá rõ hơn thực trạng nền kinh tế; các Bộ, cơ quan của Chính phủ làm rõ hơn những nguyên nhân làm giảm tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua, để có giải pháp cho nền kinh tế đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2016; có giải pháp nâng cao cầu nội địa và thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng hơn; tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí trung gian cho doanh nghiệp.

Các thành viên cũng cho rằng, nếu GDP của năm nay tăng từ 6,1- 6,3% cũng là cố gắng lớn trong bối cảnh điều kiện tài khóa, tiền tệ như hiện nay và đề nghị Chính phủ có giải pháp bảo đảm chất lượng của tăng trưởng kinh tế; tập trung vào tái cơ cấu nền kinh tế, vừa giải quyết các tồn đọng hiện nay và vừa chuyển biến nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng tốt hơn, hướng nhiều tới tương lai, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, người dân và doanh nghiệp.

Từ các kiến nghị của các thành viên, Phó Thủ tướng lưu ý các Bộ, ngành nghiên cứu dỡ bỏ trần lãi suất huy động 6 tháng; rà soát lại các gói tín dụng ưu tiên trên cơ sở phân định được chính sách tài khóa và các công cụ của hệ thống ngân hàng; nghiên cứu tăng huy động trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, đề nghị các thành viên tiếp tục bám sát diễn biến tình hình tài chính quốc tế để tiếp tục thảo luận, tham mưu với Chính phủ trong điều hành nền kinh tế thời gian tới…

% kiến thức bài test thi Big4 nằm ở môn Financial Accounting (FA/F3)

Các công ty Kiểm toán lớn, đặc biệt là Big4 thường lấy môn FA/F3 để làm đề thi, vì vậy, môn FA được xem là một môn học bắt buộc khi muốn vào Big4. Cựu học viên của BISC sau khi vượt qua kỳ thi tuyển chia sẻ, kiến thức của môn FA ACCA thường chiếm khoảng 30% trong đề test tuyển dụng vào Big4, cũng có đề môn FA không xuất hiện trực tiếp nhiều nhưng nhờ nắm chắc các phương pháp tính toán ở môn FA mà tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi làm bài.

Theo thống kê cho thấy, phần lớn các kiểm toán viên ở Big4 đã pass cả 14 môn ACCA và là ACCA member. Do đó, nếu muốn trở thành một thành viên của Big4 thì lời khuyên tốt nhất là học viên nên nắm chắc môn FA.

Học viên sẽ được học môn học này dưới sự hướng dẫn của thầy Hà Long Giang, FCCA, CPA. Với 10 năm kinh nghiệm làm việc ở EY cũng như những kiến thức, trải nghiệm thực tế của thầy khi làm việc tại tập đoàn lớn trong lĩnh vực Kinh doanh ô tô, vận tải và bất động sản với tư cách là một Kiểm toán viên nội bộ, thầy Giang sẽ đồng hành cùng học viên trong hành trình chinh phục ACCA.

Hiện nay, lịch khai giảng đã được cập nhật trên website của BISC, các bạn hãy truy cập vào website hoặc fanpage để tìm hiểu thông tin chi tiết về các khóa học nhé!

➤➤ Lịch khai giảng: https://bisc.edu.vn/acca#lichkhaigiang

➤➤ Nền tảng học ACCA Online: https://bisconline.edu.vn/

https://www.facebook.com/BISCTrainingCenter/

https://www.facebook.com/daotaoACCA.ThuchanhKetoan.Kiemtoan.Kynang/

Hiện nay khi kiểm tra quyết toán thuế thường phát sinh vấn đề; Thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận theo báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề này còn có sự nhìn nhận khác nhau. Một số DN còn lúng túng trong hạch toán, trong việc xác định số liệu khi thực hiện quyết toán tài chính và quyết toán thuế, chưa quen với sự khác nhau này và đòi hỏi số liệu kế toán và thuế phải thống nhất với nhau. Vì sao có sự khác nhau này và có thể khắc phục vấn đề này hay không?

Theo quy định của Luật thuế TNDN thì thu nhập chịu thuế (TNCT) = doanh thu -chi phí hợp lý + TNCT khác.

Theo chế độ tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành thì lợi nhuận doanh nghiệp (LNDN) = doanh thu - CPKD + TN khác.

Theo điểm 1 phần II Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN "doanh thu để tính TNCT là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền". Theo chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính "Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, tiền cung ứng dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán".

Đối với thu nhập khác: giữa chế độ tài chính DN, kế toán và Luật thuế TNDN không có sự khác nhau nhiều về nội dung các khoản mục thu nhập, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa TNCT và LNDN.

Loại trừ sự ảnh hưởng của hai nhân tố doanh thu và thu nhập khác như trên và loại trừ nhân tố chủ quan ta sẽ thấy rằng sự khác nhau giữa TNCT và LNDN chủ yếu là do sự khác nhau giữa chi phí hợp lý (CPHL) theo quy định của Luật thuế TNDN và chi phí kinh doanh (CPKD) của DN. Thực tế cho thấy sự khác nhau giữa chi phí hợp lý và chi phí kinh doanh chủ yếu do các nguyên nhân sau:

1/Còn có các quy định khác nhau về chi phí trong các văn bản về chế độ tài chính DN, chế độ kế toán và chính sách về thuế TNDN. Có thể thấy một số khác nhau như:

Một số khoản tiền phạt như phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt hành chính về thuế và các khoản nộp khác là chi phí thực tế của DN, theo chế độ kế toán được hạch toán vào chi phí tài chính (TK635) nhưng không được đưa vào chi phí tính TNCT (khoản 4 Điều 5 Nghị định số 164/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính)

Theo chế độ kế toán thì toàn bộ chi phí phải trả lãi tiền vay thực tế phát sinh được hạch toán vào TK 635 "chi phí tài chính". Tuy nhiên theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định số 164/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính thì khoản chi trả lãi vay vốn pháp định, vốn điều lệ; lãi vay quá hạn, lãi vay phải trả cho đối tượng khác có lãi suất vượt quá mức lãi suất khống chế theo quy định của chính sách về thuế TNDN không được đưa vào chi phí tính TNCT.

Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi và các khoản chi phí khác vượt tỷ lệ khống chế theo quy định của Luật thuế TNDN thì không được tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế (khoản 11 Điều 5 Nghị định số 164/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính). Tuy nhiên theo chế độ tài chính doanh nghiệp thì các khoản chi này đều có đủ hoá đơn chứng từ thì được xác định theo số thực chi...

2/Do các khoản chi phí không có hoá đơn nên bị loại ra khi xác định chi phí hợp lý để tính TNCT. Theo quy định tại tiết b điểm 2 Điều 9 Luật thuế TNDN "Không được tính vào chi phí hợp lý các khoản sau đây:... b/Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp". Như vậy một khoản chi mặc dù là chi phí thực tế của DN trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận nhưng nếu không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp thì theo quy định của Luật thuế TNDN sẽ không được chấp nhận là chi phí hợp lý để tính trừ khi xác định TNCT.

Do yêu cầu kiểm tra, để đảm bảo số liệu kế toán được kiểm tra đầy đủ, toàn diện, liên tục và thống nhất nên khi kiểm tra chi phí tính thuế cán bộ kiểm tra không những chỉ kiểm tra chi phí trong thời kỳ kiểm tra ở phần thể hiện ở TK 911 (XĐKQKD) đối ứng với các TK chi phí 154, 632, 641, 642 (tương ứng với chi phí kinh doanh trong kỳ của DN) mà việc kiểm tra còn phải thực hiện ở cả những khoản chi phí phát sinh trong kỳ nhưng không tính vào chi phí để tính kết quả kinh doanh trong kỳ như chi phí hàng tồn kho, chi phí chờ phân bổ v.v. Do đó giả sử trong kỳ tính thuế chi phí hợp lý phù hợp với chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thì nếu các chi phí của hàng tồn kho, chi phí phân bổ không hợp lý sẽ dẫn đến sự khác nhau giữa TNCT và LNDN trong kỳ tính thuế.

3/ Sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp này đã được Bộ Tài chính hướng dẫn tại công văn số 1242TC/TCDN ngày 6/4/2000 về việc lập và kiểm tra báo cáo tài chính năm 1999 của DNNN "Cần phân biệt giữa chi phí thực tế và chi phí tính TNCT... DN được hạch toán chi phí theo quy định tại Thông tư số 63/1999/TT-BTC ngày 7/9/1999 và Thông tư số 8/2000/TC/TCDN ngày 19/1/2000 để xác định lợi nhuận thực hiện. Chi phí theo quy định tại Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 17/7/1998 là chi phí để tính TNCT".

Như vậy thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp hiện nay là hai đại lượng khác nhau cả trong chính sách và thực tiễn. Theo công thức xác định TNCT và LNDN nói trên sau khi loại trừ ảnh hưởng của doanh thu và thu nhập khác, ta thấy rằng để TNCT và LNDN bằng  nhau thì chi phí hợp lý phải bằng chi phí kinh doanh. Cụ thể là:

Các quy định về chi phí giữa chế độ tài chính doanh nghiệp, kế toán và chính sách về thuế TNDN phải thống nhất với nhau. Thực tế trong thời gian qua Nhà nước ta đã từng bước thay đổi, hoàn thiện chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ hạch toán kế toán và chính sách thuế TNDN với việc ban hành các chuẩn mực kế toán, sửa đổi bổ sung nhiều chính sách về chế độ tài chính DN, chính sách thuế TNDN theo hướng thu hẹp dần sự khác nhau giữa chế độ TCDN và thuế. Do đó nhân tố này sẽ có ảnh hưởng không lớn đến sự khác nhau giữa chi phí tính thuế và chi phí SXKD của DN.

Tất cả các hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đều có hoá đơn. Đây là biện pháp cơ bản, lâu dài để giảm độ lệch giữa LNDN và TNCT... Các DN cũng đã thấy rằng sử dụng hoá đơn trong mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ không những sẽ làm cho việc xác định số thuế TNDN chính xác, phù hợp hơn với lợi nhuận thực tế mà còn là biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính DN, giám sát được chi phí để hạ giá thành. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay việc chi phí sản xuất kinh doanh của DN không đảm bảo về hoá đơn chứng từ hợp pháp vẫn còn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa TNCT và LNDN.

Thuế TNDN là loại thuế trực thu do đó chịu ảnh hưởng bởi khả năng của người nộp thuế. Sự tăng trưởng bền vững nguồn thu từ loại thuế này chỉ có thể bằng sự phát triển của sản xuất kinh doanh, từ sự ổn định và phát triển nguồn lực tài chính DN mà lợi nhuận DN là một chỉ tiêu biểu hiện. Khi thu nhập chịu thuế phù hợp với lợi nhuận của DN (độ lệch là tối thiểu) thì thuế TNDN không chỉ là nguồn thu của ngân sách Nhà nước mà còn là sự phản ánh khả năng đóng góp của từng DN, doanh nhân vào sự phát triển của đất nước. Để đạt mục tiêu này phải có sự nỗ lực đồng hành từ cả cơ quan quản lý thu và DN cả về mặt hoàn thiện chính sách và việc thực hiện các chính sách đó.