Chính sách giảm thuế GTGT năm 2024 là một trong những nội dung đáng chú ý trong hàng loạt những quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế GTGT năm 2023 theo Nghị quyết số 101/2023/QH15, sang năm 2024, chính sách giảm thuế tiếp tục được thực hiện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Để áp dụng giảm thuế đúng quy định theo Nghị định 94/2023/NĐ-CP, người nộp thuế cần lưu ý 4 vấn đề quan trọng dưới đây.

Cách ghi hóa đơn khi áp dụng chính sách giảm thuế GTGT như thế nào?

Các văn bản hướng dẫn về đối tượng, mức giảm và cách ghi hóa đơn khi áp dụng chính sách giảm thuế GTGT được cập nhật liên tục và có thể tham khảo để biết cách ghi hóa đơn chính xác tại

Tra cứu mặt hàng giảm thuế GTGT – How to determine VAT rate of goods & Services?

Đây chỉ là một số câu hỏi cơ bản, nếu bạn cần thông tin chi tiết hơn hoặc có thắc mắc cụ thể, bạn có thể tham khảo thêm tại các nguồn thông tin chính thức hoặc liên hệ với cơ quan thuế để được hỗ trợ tốt nhất.

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Chính sách giảm thuế GTGT năm 2024 áp dụng khi nào?

Căn cứ theo Điều 2, Nghị định 94/2023/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện, Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024. Việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng được thực hiện trong khoảng thời gian này. Như vậy, thời gian giảm thuế GTGT năm 2024 theo Nghị định 94/2023/NĐ-CP sẽ kéo dài từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024. Sau ngày 30/6/2024, các mức thuế suất GTGT sẽ quay về các mức thuế suất theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 nếu không có văn bản điều hành khác. >> Có thể bạn quan tâm: Thuế VAT hạch toán như thế nào?

Thời điểm áp dụng chính sách giảm thuế.

Nội dung chi tiết trong chính sách giảm thuế 2024

Về cơ bản, nội dung Nghị định 94/2023/NĐ-CP quy định về vấn đề giảm thuế GTGT 2% dựa trên cơ sở kế thừa các nội dung được quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP đã được ban hành trước đó.

Hàng hóa tiêu thụ kỳ trước, lập hóa đơn vào kỳ được giảm thuế

Đối với trường hợp hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ, nghĩa vụ thuế GTGT phát sinh theo quy định về thời điểm tính thuế GTGT trước 1/7/2023 thì không được áp dụng giảm thuế GTGT, kể cả trường hợp hóa đơn được lập từ tháng 7/2023

Tham khảo hướng dẫn tại công văn 2688/BTC-TCT

+ Trường hợp cơ sở kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc mức thuế suất 10% trong tháng 1/2022 nhưng đến tháng 2/2022 mới lập hóa đơn đối với doanh thu hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong tháng 1/2022 thì thuộc trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm và không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT.

Với hoạt động thu hộ hãng vận tải nước ngoài:

Xem công văn 3522/TCT-CS: Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT.

Trường hợp công ty Điện lực ký hợp đồng cho thuê trụ điện với các đơn vị kinh doanh viễn thông thì đây là hoạt động cho thuê tài sản thông thường, không thuộc hoạt động kinh doanh BĐS, nên thuộc đối tượng giảm thuế GTGT theo NĐ 15/2022/NĐ-CP.

Trường hợp hoạt động kinh doanh của đơn vị thuộc nhóm dịch vụ cho thuê kho chứa xăng dầu (thuộc mã ngành 5210901-Dịch vụ kho bãi và lưu giữ khí ga và chất lỏng) và dịch vụ cho thuê cầu bến cảng (thuộc mã ngành 5229100-Dịch vụ đại lý, giao nhận vận chuyển) thì không thuộc Phụ lục Ị,II,III nên được giảm thuế GTGT.

Hàng hóa, dịch vụ cho, biếu tặng

Hàng hóa, dịch vụ cho, biếu tặng cũng được giảm thuế GTGT tương tự hàng hóa, dịch vụ bán ra, trích công văn 1954/TCT-DNL: Trường hợp Ngân hàng thực hiện hoạt động cho, biếu, tặng bằng hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất GTGT 10% không thuộc Phụ lục I,II,III của Nghị định 15/2022 thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 8%.

Với phế liệu, phế phẩm, thanh lý tài sản

…Căn cứ quy định trên, thép phế liệu không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT.

Trường hợp Công ty có tài sản thanh lý thì Công ty đối chiếu các tài sản chuẩn bị thanh lý nếu không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP và không thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì được giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Xem công văn 3522/TCT-CS: Đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời điểm lập hóa đơn đặc thù theo quy định tại Khoản 4, Điều 9, NĐ 123/2020/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh được giảm thuế GTGT theo NĐ 15/2022/NĐ-CP.

Các bước tra cứu nhóm ngành, mặt hàng được giảm thuế GTGT?

Tra cứu mặt hàng giảm thuế GTGT – How to determine VAT rate of goods & Services?

Với dịch vụ nhận trước tiền nhiều kỳ, tham khảo

Nhận trước tiền dịch vụ có được giảm thuế GTGT?

https://manaboxvietnam.com/thi-cong-xay-dung-co-duoc-giam-thue-gtgt/

Trích công văn 7375/BTC-TCT của Bộ Tài chính

Hướng dẫn về việc áp dụng giảm thuế GTGT đối với mặt hàng dây và cáp điện… – Đối với sản phẩm thuộc số thứ tự 03 (006) nhóm V – Các loại cáp đồng, cáp quang, cáp xoắn đôi.. và số thứ tự 02 nhóm VI – Các thiết bị bán dẫn, đèn điện tử, mạch điện tử và dây cáp điện phục vụ viễn thông thuộc mã HS 85.44 tại Mục B Phụ lục III Nghị định… thì các sản phẩm này không thuộc đối tượng giảm thuế suất thuế GTGT. – Đối với sản phẩm là “sản phẩm khác còn lại bằng kim loại chưa được phân vào đâu” thuộc mã 25999 (mã cấp 6 là 259992 “Dây buộc các loại, dây xích, lò xo, đinh, vít bằng kim loại”; mã cấp 7 là 2599921 và 2599922) tại Phụ lục I thì các sản phẩm này không thuộc đối tượng giảm thuế suất thuế GTGT; trừ sản phẩm “dây và cáp cho truyền điện phân vào nhóm ngành 27230” thuộc nội dung của mã cấp 7 là 2599921 và 2599922 tại Phụ lục I Bộ tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể sau khi trao đổi với cơ quan liên quan. Các cục thuế hướng dẫn người nộp thuế đối chiếu hàng hóa, dịch vụ mà người nộp thuế sản xuất, kinh doanh với các nhóm hàng hóa, dịch vụ loại trừ không được giảm thuế tại Khoản 1, Điều 1, nghị định …và Danh mục hàng hóa, dịch vụ tại các Phụ lục I,II,III bàn hành kèm theo Nghị định để thực hiện đúng quy định.

Trường hợp Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dưới đây thì đối tượng được giảm thuế GTGT …như sau: – Dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị – Mã 33120; Dịch vụ sửa chữa thiết bị điện – Mã 331400; Dịch vụ sửa chữa thiết bị khác – Mã 3319000; Dịch vụ lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp – Mã 33200; Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu – Mã 829900 được giảm thuế GTGT.

– Do Công ty không cung cấp chi tiết tên sản phẩm, mã sản phẩm và chi tiết hàng hóa đối với hoạt động bán buôn tổng hợp nên Cục thuế hướng dẫn xác định giảm thuế GTGT như sau:

Đối tượng giảm thuế GTGT Theo Nghị định 94/2023/NĐ-CP

Nghị định 94/2023/NĐ-CP triển khai thực hiện chính sách giảm thuế theo Nghị quyết 110/2023/QH15. Theo đó, theo Điều 1 của Nghị định này, các hàng hóa, dịch vụ tiếp tục được giảm thuế bao gồm: Các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% được giảm 2% thuế GTGT, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

Lưu ý: Trường hợp hàng hóa, dịch vụ được nêu tại các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế GTGT. >> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 1, Nghị định 94/2023/NĐ-CP, mức giảm thuế suất GTGT là 2% đối với các cơ sở kinh doanh tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Đối với các cơ sở kinh doanh tính thuế theo phương pháp tỷ lệ doanh thu sẽ được giảm 20% mức tỷ lệ % tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT.