Viết Cho Tuổi 30 Blog
Cũng qua rồi cái tuổi 25 ấy, để giờ đây tôi biết cách tự lau những giọt nước mắt, đứng dậy bước tiếp bởi ngoài kia còn bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu dự định cần phải thực hiện. Thời gian trôi qua, tôi lặng lẽ xuôi theo dòng ký ức, ru lòng mình bằng đóa bình yên mặc cho cuộc sống xô bồ và tôi vẫn là cô bé của ngày hôm qua.
Tham gia viết blog du lịch cùng Lữ Hành Việt Nam nhận mức nhuận bút hấp dẫn!
Chào mừng các bạn đến với đội ngũ viết bài của Lữ Hành Việt Nam bằng cách đóng góp những bài viết về các địa điểm đẹp trên khắp thế giới, những món ăn ngon, các lễ hội sôi động, nét văn hóa vùng miền đặc sắc... Ban biên tập chào đón các cộng tác viên trong và ngoài nước có thể gửi bài cộng tác với chúng tôi và nhận được thù lao xứng đáng.
Bạn có thể tham gia cộng tác với Lữ Hành Việt Nam thông qua 2 hình thức:
I. TRỞ THÀNH CTV VIẾT BÀI THƯỜNG XUYÊN/KHÔNG THƯỜNG XUYÊN
Nếu bạn là một người yêu thích công việc viết lách, có thời gian rảnh và muốn gia tăng thu nhập đồng thời nâng cao khả năng tư duy, hiểu biết về các địa điểm du lịch, ẩm thực, văn hóa, vùng miền... Lữ Hành Việt - Du Lịch Việt Nam cung cấp cho bạn một công việc tự do, ổn định lâu dài bằng cách tham gia viết bài ở chế độ cộng tác viên (CTV) cho website du lịch.
Với mỗi bài viết đạt yêu cầu được đăng trên website, bạn sẽ nhận mức nhuận bút từ 80.000 – 150.000VNĐ tùy thuộc chất lượng bài, bonus thêm thưởng view – like - share bài viết.
1. Có khả năng viết tốt, có kinh nghiệm viết bài chuẩn SEO ít nhất 1 năm.
2. Có hiểu biết phong phú về du lịch, lữ hành; đã có những trải nghiệm cá nhân là một lợi thế.
3. Có tinh thần trách nhiệm (luôn đúng deadline và bảo đảm chất lượng bài viết), kiên trì (đăng bài đều sau khi được training), chủ động (đề xuất đề tài bài viết, hỏi thêm nếu có những vấn đề chưa rõ).
4. Có máy tính, có thể làm việc hàng ngày.
5. Không coppy, sao chép bài viết của người khác. Trích dẫn khi rõ nguồn tham khảo, ảnh sử dụng trong bài phải có tên tác giả, nguồn sử dụng.
6. Thoải mái tham khảo tư liệu từ nhiều nguồn để bài viết phong phú nhưng vẫn phải đảm bảo ngôn từ, phong cách viết riêng của mình.
7. Thành thạo Office, Google Search, mạng xã hội phổ biến. Ưu tiên biết sử dụng photoshop xử lý ảnh, biết làm video và slideshow cơ bản.
Đăng ký trở thành CTV viết bài du lịch TẠI ĐÂY. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua email để trao đổi thêm về công việc và tạo tài khoản training khi đạt yêu cầu. Với mỗi bài viết được duyệt đăng, đừng quên điền file báo cáo hàng ngày để chúng tôi tiến hành tính nhuận bút và thanh toán vào mồng 10 hàng tháng.
II. TRỞ THÀNH NGƯỜI CHIA SẺ CHUYẾN ĐI CỦA MÌNH
Để trở thành “người chia sẻ”, trong bài viết hãy giới thiệu với bạn đọc về các địa điểm du lịch, vui chơi, ăn uống, nơi lưu trú; các review, trải nghiệm của chính bạn đối với mỗi chuyến đi.
Khi bài viết của bạn qua được kiểm duyệt, bạn sẽ nhận ngay nhuận bút từ 300.000VNĐ - 400.000VNĐ tùy thuộc chất lượng bài viết.
Yêu cầu đối với ‘người chia sẻ’
1. Bài viết ít nhất 1000 chữ, bố cục rõ ràng, mạch lạc. Khuyến khích bài viết chuẩn SEO để được hưởng chế độ nhuận bút cao nhất.
2. Gửi kèm gói ít nhất 10 ảnh tự chụp, có nội dung cụ thể, thể hiện nét đặc trưng của điểm đến. Hình ảnh hoặc video phải rõ nét, không mờ, rung, thiếu sáng, không vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam. Ảnh có kích thước tối thiểu 1500pixel. Chúng tôi khuyến khích gửi kèm video.
3. Bài viết bạn gửi về phải chưa từng xuất hiện trên bất cứ một phương tiện thông tin đại chúng nào; không trùng nội dung trên website, blog và facebook cá nhân của bạn.
4. Thông tin, hình ảnh không quá 1 năm để tránh cung cấp những thông tin đã cũ, không còn hữu ích.
5. Ưu tiên những bài viết về địa điểm tiềm năng và chưa từng xuất hiện trên Blog của Lữ Hành Việt Nam.
Bạn phải đảm bảo với chúng tôi rằng tất cả các thông tin trên phải thuộc quyền sở hữu của bạn. Cách thức gửi bài
Upload 01 bài viết và 01 thư mục hình ảnh lên Google Drive cá nhân, đặt tên thư mục theo dạng: LuhanhVietNam_[tên của bạn]. Sau đó share thư mục ở chế độ public và dán đường link thư mục Google Drive vào mẫu mà chúng tôi đã tạo TẠI ĐÂY.
Hãy lưu ý rằng chúng tôi không đi tìm những nhà văn hay những người chạy theo số lượng mà không chú trọng chất lượng bài viết. Nếu bạn là một content writer có năng lực, bạn muốn chia sẻ thông tin, trải nghiệm du lịch cho cộng đồng và tin rằng những nội dung mình tạo ra có thể chạm tới trái tim người đọc thì chào đón bạn trở thành một phần của Lữ Hành Việt - Du Lịch Việt Nam!
Chào, mình là Dũng đây. Vâng thì đây chính là bài blog đầu tiên của mình nên không biết nói gì hơn, cảm ơn các bạn đã ghé đọc bài của mình.
Như tựa đề thì hôm nay ngẫu hứng muốn viết một cái gì đó, tự nhiên trong đầu nảy ra ý tưởng viết hướng dẫn chụp phim cho người chưa biết gì nên quất thôi!! Mà nói trước là mình không phải một phô-tô-ráp-phờ hay một người cầm máy lâu năm, tất cả những điều mình sẽ viết chỉ là những kinh nghiệm, những hiểu biết và là những thứ mình research được trên mạng. Nếu có sai sót mong các bạn góp ý để tăng độ hiểu biết của mình lên. Cảm ơn các bạn.
Lịch sử của nhân loại trải dài từ hàng nghìn năm, con người đều ghi chép lại những sự kiện đó để thế hệ sau có thể xem lại và ghi nhớ. Xưa kia con người luôn lưu lại những sự kiện đó bằng giấy và viết, ghi chép chúng và đóng thành một cuốn sách dày hàng nghìn trang giấy. Nhưng rồi ai cũng biết là con người ngày nay lười đọc thế nào, đã thế chữ không thì chả sinh động gì cả. Thế nên một phát minh mới vĩ đại đã ra đời nhằm lưu lại những sự kiện, lịch sử bằng một cách khác, đó chính là Máy ảnh.
Nói tới đây thì chắc ai ai cũng hình dung ra chiếc máy ảnh vạm vỡ cũng ống lens to. Nhưng những chiếc máy mà các bạn thấy ngày nay là những chiếc máy ảnh kĩ thuật số (DSLR), vậy ngày xưa khi mà công nghệ máy móc chưa phát triển như bây giờ thì họ chụp ảnh bằng gì ? Xin thưa là phim (Film).
Xưa kia do công nghệ chưa phát triển, để lưu ảnh thì họ sử dụng những cuộn phim bé tí như thế này để có thể lưu ảnh, bạn có thể tưởng tượng phim như là một chiếc thẻ nhớ có dung lượng thấp vậy nhưng thay vì lưu những chuỗi binary nhị phân 0 và 1 thì phim lưu chữ hình ảnh.
Phim máy ảnh ra đời vào cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20, ra cùng lúc với những chiếc máy ảnh to khổng lồ mà người ta gọi là “Buồng tối”. Cấu tạo của phim là gồm 1 lõi cuốn và phim là một lớp nhựa có các lớp hóa chất nhạy sáng bên trên, phim hoạt động dựa trên cơ chế nhạy sáng của các lớp hóa chất bên trên nó. Khi phim được kéo ra khỏi lõi cuốn và tiếp xúc với áng sáng, vì các hóa chất bên trên lớp phim nhạy sáng (người ta hay gọi là cháy) và làm in hình lên lớp phim. Để có hình thì họ sẽ phải đem phim vào một buồng tối gọi là Phòng tối (Darkroom) và dùng các hóa chất cần thiết để tráng tẩy đi các lớp hóa chất đó đi. Thành quả sẽ là lớp phim nhựa có hình in lên trên nó.
Có một lưu ý đặc biệt cho các bạn chưa biết gì về phim là như mình đã nói, phim chưa tráng có lớp hóa chất ở trên thì rất là NHẠY SÁNG. Chỉ cần một lượng ánh sáng rất nhỏ thôi cũng có thể làm cho lớp hóa chất nó xúc tác và in hình lên phim. Nên tuyệt đối không kéo phim ra khỏi lõi nếu chưa sử dụng và không được mở buồng tối máy ảnh khi phim chưa kéo vào trong lõi.
Chính vì cơ chế nhạy sáng của phim nên khi bạn gắn cuộn phim vào máy và lên phim nhấn chụp, màn chập khi đó sẽ kéo lên đóng xuống trong 1 khoảng thời gian rất nhanh. Ánh sáng mà khi đó chính là hình ảnh bạn chụp sẽ đi từ ống kính đi qua khoảng hở mà màn chập mở ra, hình ảnh đi qua lọt vào phim để các lớp hóa chất xúc tác và in hình lên lớp phim nhựa. Bản thân các Sensor máy ảnh KTS ngày nay cũng dựa trên cơ chế hoạt động như vậy.
Phim máy ảnh mà chúng ta thường hay thấy là loại phim 135 (kích thước khuôn hình bản phim cho một hình là 36mm x 24mm, người ta còn gọi là phim 35mm). Phim thường được sử dụng nhất là phim 120 (phim medium format) và 135 (phim tiêu chuẩn).
Kích thước phim càng lớn thì chất lượng ảnh càng cao, bù lại giá sẽ đắt hơn. Một cuộn 135 giá hiện tại rẻ nhất là 70k thì lên 120 giá sẽ hơn gấp đôi.
Phim chung chung thì có 2 loại chính: Phim màu và phim Trắng & Đen.
Phim màu có 2 loại là màu dương bản (phim slide) và âm bản. Khi tráng phim dương bản, màu sắc sẽ hiện lên trên phim nhựa. Còn với phim âm bản, khi tráng thì ảnh trên phim nhựa sẽ ra màu âm bản. Với phim B&W khi tráng sẽ ra trắng đen.
Mỗi loại phim sẽ có một độ nhạy sáng (ISO) riêng và ISO của phim là cố định chứ không chỉnh sửa được ISO như máy ảnh KTS. Các dải ISO thường thấy là 100, 200, 400, 800, 1600, 3200.
Mỗi cuộn phim sẽ có số shot chụp được tùy vào nhà sản xuất mà thường thấy là 24 shots và 36 shots với phim 135.
Mình xin kết thúc phần 1 tại đây với một số thông tin về phim máy ảnh. Phần 2 mình sẽ viết về máy ảnh và những lựa chọn khi mới bắt đầu. Do khả năng ngôn ngữ của mình còn kém cộng với đó là khả năng viết lách chưa hay nên nếu có sai sót mong các bạn thông cảm.
Mọi đóng góp xin liên hệ qua email: [email protected]